Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt mỗi dịp năm hết Tết đến. Để luộc được một nồi bánh chưng phải mất ít nhất 8-10 tiếng.
Vì vậy, một số người bán hàng tìm cách rút ngắn thời gian luộc bánh, giúp tiết kiệm chi phí. Một trong những cách phổ biến nhất là luộc bánh chưng bằng pin.
Vì sao luộc bánh chưng bằng pin lại nhanh chín?
Pin hay pin lithium có chứa chất điện phân, thường là kali hydroxit – một chất kiềm. Ngoài ra, nó cũng chứa những chất có thể thúc đẩy phản ứng điện hóa tạo ra dòng điện.
Đặc tính của môi trường kiềm là giúp tinh bột hấp thụ nước tốt hơn. Vì vậy, nếu cho pin vào nồi luộc cùng bánh chưng thì bánh sẽ mau chín hơn.
Tất nhiên, sử dụng pin để luộc bánh chưng thì bánh không thể thơm ngon bằng khi luộc thông thường. Đặc biệt, bánh luộc bằng cách này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết bánh chưng luộc bằng pin
Vỏ lá gói bên ngoài
Bánh chưng luộc theo cách truyền thống sẽ mất từ 8-10 tiếng để gạo chín mềm. Do đó, lá bánh bên ngoài sẽ bị ngả màu hơi vàng.
Trong khi đó, bánh chưng luộc bằng pin thường có màu ánh tím hoặc xanh mướt như lá tươi mới gói bánh.
Bề mặt bánh
Bánh chưng luộc bình thường thì bề mặt bánh sẽ có màu hơi xanh nhạt hoặc ngã sang hơi vàng, hạt nếp không được trong. Trong khi đó, bánh luộc bằng pin thì vỏ bánh xanh rờn, nếp trong vắt, nhìn bắt mắt hơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người gói có thể trộn gạo nếp với nước lá riềng để tạo màu xanh cho bánh. Khi đó, bánh cũng có thể có màu xanh đậm hơn.
Đối với loại bánh chưng dùng nếp cẩm có vỏ bánh màu tím thì có thể nhận biết bằng màu của lá gói bên ngoài và nhân bánh bên trong.
Nhân bánh bên trong
Với bánh luộc bình thường thì nếp sẽ rất dẻo, có mùi thơm đặc trưng và cầm chắc tay hơn. Trong khi đó, bánh luộc bằng pin không có mùi thơm, nếp không được dẻo vị bị ép chín nhanh, bánh cầm cũng không chắc tay.
Trong quá trình ăn bánh, nếu phát hiện thấy có mùi vị lạ, vỏ bánh có màu khác thường hoặc các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn thì cần dừng ăn bánh ngay.