Trẻ thông minh hay không được đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh.
Hôm trước đi xe buýt, tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con. Đứa con trai khoảng chừng 5 tuổi nói với mẹ:
“Mẹ, hôm nay con đã qua mặt được chú xe buýt nên chú ấy không thu được tiền vé của con.”
Bất ngờ, người mẹ cười rạng rỡ, xoa đầu đứa trẻ và nói:
“Con thông minh quá, tuổi còn nhỏ đã biết tiết kiệm tiền cho gia đình.”
Bất giác tôi cảm thấy khó chịu, sự “khôn khéo” lươn lẹo như vậy ở một đứa trẻ mà lại nhận được sự ủng hộ của người mẹ hay sao?
Khi về tới nhà, tôi kể chuyện này với bố. Bố tôi cũng kể rằng khi học đại học, có một cậu bạn ở ký túc xá, mặc dù có máy tính nhưng thường đi mượn máy của bạn cùng phòng để hoàn thành bài tập.
Một hôm, tình cờ người bạn nghe được cuộc trò chuyện của cậu ấy ngoài ban công với cha mẹ mình, hóa ra vì lâu nay cậu bạn sợ máy tính của mình bị hư hao trong quá trình sử dụng nên mượn máy của bạn cùng phòng. Khi ấy, người bố cười vui vẻ, lại còn khen con mình khôn khéo, thông minh.
Trên thực tế, nhiều cha mẹ tưởng rằng con mình thông minh, khôn khéo hơn người nhưng thực chất là đang sử dụng chiêu trò để đạt được mục đích của mình. Nếu không ngăn cản mà còn tiếp tay cho tính cách này của trẻ thì về lâu dài con sẽ bị chính sự khôn lỏi của mình nuốt chửng.
Vì vậy nếu trẻ thuộc 1 trong 3 kiểu em bé dưới đây, cha mẹ cần chú ý:
1. Đứa trẻ tham lam
Có nhiều đứa trẻ khi muốn đạt được mục đích nào đó, chúng sẽ tìm mọi cách để đạt được điều này.
Ví dụ, hôm trước tôi nghe con gái kể, ở trường mẫu giáo có một cô bé tên Thanh Thanh. Cô bé này thường lén mang đồ chơi và sách từ lớp học về nhà, khi cô giáo hỏi thì Thanh Thanh nói: “Mẹ nói rằng đồ tốt nên mang về nhà cho gia đình sử dụng” và sau đó cô bé bắt đầu có tính hay lấy trộm đồ của người khác.
Có một lần, Thanh Thanh đã lấy trộm đồng hồ của một bạn trong lớp và bị phát hiện ngay tại chỗ. Kể từ đó trở đi, cô bé không có ai chơi cùng và cuối cùng phải chuyển sang trường khác học.
Có thể thấy, chỉ vì một chút tư lợi nhỏ của cá nhân mà đứa trẻ này đã bị người khác coi thường, mất đi tình bạn quý giá, mất đi sự tin tưởng và tôn trọng của người khác, thậm chí ảnh hưởng đến tương lai.
Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu
Vì vậy khi trẻ có biểu hiện này, cha mẹ càng không được cho rằng trẻ thông minh mà hãy nói với con cách làm này là sai lầm. Nếu tính cách này không thay đổi, tương lai của con sẽ không nhận được sự tin tưởng của những người xung quanh.
2. Đứa trẻ biết lấy lòng, hay nịnh nọt người khác
Đây là biểu hiện của những đứa trẻ khôn lỏi, luôn thích nịnh bợ, tâng bốc người khác mà không cần phân biệt đúng sai.
Theo thời gian, trẻ hay xu nịnh sẽ không còn là chính mình mà hành động như một chân sai vặt. Tất nhiên điều này không nhận được sự coi trọng của mọi người xung quanh.
Tuy nhiên không hiểu sao có rất nhiều phụ huynh lại cho rằng con của mình biết nịnh và khen người khác như vậy là ngoan, là hiểu chuyện. Cha mẹ cần phân biệt được giữa nịnh nọt và thành thật sẽ khác nhau. Lối sống ninh nọt sẽ tạo nên những đứa trẻ sống giả tạo. Hoặc sau này, bé sẽ sống rất thực dụng, chỉ quan tâm đến những người mang lại lợi ích cho bản thân mình, mà không biết quan tâm chia sẻ đến những người khác.
3. Đứa trẻ ra vẻ hiểu biết hơn người
Có nhiều đứa trẻ thích thể hiện quan điểm của mình từ nhỏ, ngay cả khi thấy người nào đó làm sai ý của mình, trẻ sẵn sàng chỉnh người lớn và thể hiện sự hơn thua. Nếu mọi chuyện không được như ý muốn thì sẽ tỏ thái độ giận dỗi, khó chịu…
Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu
Tất nhiên là cha mẹ, chúng ta rất mừng khi thấy con có sư tự tin, biết thể hiện sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên, những đứa trẻ như vậy khi còn nhỏ sẽ được nhiều người khen ngợi, nhưng khi lớn lên, chúng thường không đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Lúc này người lớn cần cho trẻ biết rằng việc thể hiện bản thân cũng như góp ý người khác cần kết hợp hài hòa giữa lắng nghe, khiêm tốn và hoàn cảnh, thái độ. Hãy chia sẻ với con về cách con góp ý hoặc thể hiện quan điểm, đúng với độ tuổi và tính cách của con.
Sau cùng, có thể thấy rằng nếu cha mẹ luôn cho rằng con mình thông minh, lanh lợi từ nhỏ theo cách khôn lỏi thì khi lớn lên, trẻ thường khó hòa đồng với mọi người xung quanh, thậm chí một số còn những hành vi cực đoan.
Trong cuộc sống, cha mẹ chúng ta phải là tấm gương tốt cho con cái, dạy chúng đúng sai, thiện ác, cái đẹp và cái xấu, dạy chúng biết tôn trọng người khác. Đừng quên rằng khiêm tốn và thật thà không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người thành công trong tương lai.
Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu