4 thói quen dùng máy giặt khiến quần áo mãi không sạch, lại thêm tốn nước, tốn điện

Máy giặt ra đời giúp chúng ta giải phóng sức lao động, tiết kiệm công sức giặt giữ. Tuy nhiên, việc sử dụng máy giặt sai cách có thể khiến lợi bất cập hại.

 

Ngày trước, khi muốn làm sạch quần áo sau khi mặc, mọi người thường phải ngồi giặt rất vất vả. Tuy nhiên, nhờ có sự xuất hiện của máy giặt, chúng ta đã tiết kiệm được cả thời gian lẫn công sức.

Dù vậy, vẫn có một số người phàn nàn rằng giặt máy không sạch, thậm chí quần áo còn bẩn hơn trước khi cho vào máy. Nếu vậy, mọi người nên xem xét liệu có mắc phải những sai lầm dưới đây hay không. Nếu có, hãy khắc phục sớm để đạt được kết quả như mong đợi.

Tích trữ quần áo nhiều ngày mới giặt

Nhiều người thường để quần áo đã mặc chất đống, để 2-3 ngày mới đem đi giặt máy với suy nghĩ rằng như vậy sẽ tiết kiệm điện và nước. Tuy nhiên, điều này có thể gây hại, vì để lâu ngày, vết bẩn sẽ bám chặt hơn. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều sẽ dễ dàng tạo ra vết ố vàng trên quần áo.

Khi để lâu, việc làm sạch sẽ trở nên khó khăn hơn và khiến quần áo nhanh chóng “xuống cấp”. Đến khi gom hết quần áo cho vào máy giặt và phơi khô, bạn sẽ phải ngao ngán nhìn chúng. Vì vậy, hãy hạn chế để quần áo bẩn qua nhiều ngày; nếu khối lượng quần áo quá lớn so với khả năng giặt của máy, hiệu quả giặt sẽ giảm và tuổi thọ máy cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều người thường để quần áo đã mặc chất đống, để 2-3 ngày mới đem đi giặt máy với suy nghĩ rằng như vậy sẽ tiết kiệm điện và nước.

Nhiều người thường để quần áo đã mặc chất đống, để 2-3 ngày mới đem đi giặt máy với suy nghĩ rằng như vậy sẽ tiết kiệm điện và nước.

Dùng bột giặt không phù hợp

Nhiều người thường sử dụng bột giặt không phù hợp với máy giặt, chỉ chọn theo cảm tính dựa vào mùi hương hoặc giá thành rẻ. Điều này có thể làm giảm chất lượng giặt giũ, khiến đồ không được sạch sẽ do các loại bột giặt thông thường tạo quá nhiều bọt và để lại cặn trên quần áo. Hệ quả là máy giặt nhanh hỏng và giảm tuổi thọ, vì máy phải hoạt động nhiều hơn, tiêu tốn điện và nước để xử lý cặn.

Vì vậy, cần đảm bảo rằng bột giặt bạn mua hoàn toàn phù hợp với máy giặt. Đồng thời, lượng bột giặt cũng cần được điều chỉnh hợp lý; nếu cho quá ít, sẽ không đủ để làm sạch vết bẩn, còn nếu cho quá nhiều, sẽ tạo ra nhiều bọt, khiến việc giặt giũ trở nên khó khăn hơn.

Không phân loại quần áo

Mỗi loại quần áo thường được làm từ chất liệu và màu sắc khác nhau. Vì vậy, việc phân loại quần áo trước khi cho vào máy giặt là điều cần thiết. Đặc biệt, quần áo trắng không nên giặt chung với các loại quần áo màu khác, nếu không, chúng sẽ bị lấm lem và trông kém giá trị hơn.

Ngoài ra, quần áo của trẻ em cũng nên được giặt riêng, vì làn da của trẻ rất nhạy cảm. Nếu giặt chung với quần áo của người lớn, trẻ có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn, dẫn đến các vấn đề về da hoặc bệnh tật khác.

Mỗi loại quần áo thường được làm từ chất liệu và màu sắc khác nhau.

Mỗi loại quần áo thường được làm từ chất liệu và màu sắc khác nhau.

Để quần áo trong máy giặt qua đêm

Do máy giặt hoạt động theo thời gian cài đặt, nhiều người thường để quần áo trong máy mà không vội lấy ra ngay sau khi máy hoàn tất. Thậm chí, có người để quần áo qua đêm và đến sáng hôm sau mới mang ra phơi.

Việc này không chỉ lãng phí công sức giặt giũ, mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm ướt, làm quần áo nhanh chóng bẩn và có mùi hôi. Hơn nữa, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi mặc quần áo khô. Vì vậy, hãy đảm bảo phơi quần áo ngay sau khi giặt để giữ chúng luôn sạch sẽ và thơm tho.