5 bộ phận quý giá nhất của lợn vừa bổ dưỡng lại còn chữa bệnh, nhiều người không biết mà ăn

Mặc dù thịt lợn dễ ăn, dễ chế biến, lại bổ dưỡng, lâu nay đi chợ ai cũng muốn mua nạc vai, sườn rồi 3 chỉ… vì cho rằng đây là những phần thịt ngon nhất mà bổ dưỡng của con lợn rồi.

Vậy nhưng hôm nào cũng ăn thịt, nhưng không nhiều người biết những bộ phận quý giá nhất của lợn không phải là mấy phần vừa nêu ở trên, thậm chí còn không ai muốn mua đâu mọi người ạ.

Vậy đó là những bộ phận nào?

Sau khi đọc được thông tin trên 1 tờ báo, mình đã có câu trả lời rồi, giờ chia sẻ cho những ai quan tâm nha.

hình ảnh

Xương lười liềm giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Bộ phận đầu tiên: Da lợn

Theo Thánh y Zhang Zhongjing, nhà y học nổi tiếng cuối thời Đông Hán, Trung Quốc cho biết, da lợn có tác dụng “bổ huyết dưỡng ẩm”, tốt cho sức khỏe.

Theo kết quả nghiên cứu, da lợn chứa hàm lượng protein gấp 2,5 lần và carbohydrate cao hơn 4 lần so với thịt lợn. Ngoài ra, 90% da lợn được cấu tạo từ collagen và elastin, các chất này có thể làm chậm lão hóa da cho nữ giới.

Da lợn còn chứa nhiều protein, carbohydrate và chất béo, có khả năng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Trong da lợn cũng có tính mát, vị ngọt, có tác dụng bổ huyết, cầm máu rất tốt.

3 Món ăn, bài thuốc từ da lợn như sau:

– Chữa thiếu máu do mất máu: Da lợn 20g, rượu gạo 1 ít. Cho cả 2 vào nồi ninh tới khi nhừ thì cho ít đường hoa mai.

– Chè da lợn hồng táo: Da lợn 500g lấy chỗ lông mềm cạo sạch lông. Sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi đổ nước lượng vừa đủ, ninh kỹ thành keo đặc.

Cho 250g hồng táo (bỏ hạt) vào đun nhỏ lửa, tiếp tục cho đường phèn vào quấy đều. Món này có tác dụng bổ khí sinh huyết. Tốt cho người hay bị chảy máu cam, máu lợi.

– Đu đủ xanh hầm da lợn: Đu đủ xanh (còn non hạt bên trong còn trắng): 300g; da lợn: 200g.

Đu đủ đem gọt vỏ bỏ ruột, chẻ 4, rửa sạch. Da lợn cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da lợn khoảng 1 giờ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp đến khi chín mềm thì nêm gia vị. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần tới khi thấy đỡ.

Tác dụng trị đại tràng tính nhiệt (đầy nóng), bụng đau đầy hơi, táo bón, người bứt rứt khó chịu, ăn uống không được.

hình ảnh

Khấu đuôi lợn cũng là một phần rát ngon và bổ dưỡng. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Bộ phận thứ 2: Xương lưỡi liềm của lợn

Vị trí của xương lưỡi liềm nằm ở ngã 3 của phần chân trước con lợn, nơi có chiếc xương giống lưỡi liềm. Đây cũng chính là một phần sụn, rất giòn, dùng để hầm súp hay canh… ngon và bổ dưỡng.

Xương lưỡi liềm rất giàu collagen, protein và vitamin, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.

Nhiều người bán biết được phần thịt quý giá này nên giữ lại để hầm xương, nấu canh cho gia đình nên ít khi người mua biết đến.

Có 2 lợi ích lớn của xương lưỡi liềm như sau:

– Hàm lượng canxi cao: Vì vậy phù hợp bổ sung cho trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng, người già bị loãng xương, bà bầu, giúp bổ sung đủ canxi cho cơ thể.

– Rất giàu dinh dưỡng: Bao gồm protein và chiết xuất chứa nitơ hòa tan trong nước, vitamin rất tốt cho cơ thể.

Bộ phận thứ 3: Đuôi lợn

Nhiều người vì nghĩ đuôi lợn chẳng có thịt nên nhạt nhẽo, không thích mua về ăn. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận quý giá của con lợn.

Từ xưa, đuôi lợn có công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng và tứ chi mỏi. Ngoài ra, đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, bệnh ‘sinh lý đàn ông’…

3 món canh, bài thuốc tăng cường sinh lực từ đuôi lợn như sau:

– Canh đuôi lợn hầm đậu đen: Có tác dụng trị táo bón, tăng cường sinh lực.

Nguyên liệu: Đuôi lợn khoảng 250g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả, nhục thung dung 30g.

Cách làm: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Nhục thung dung rửa sạch. Đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi với lượng vừa nước đun sôi, vặn nhỏ lửa 1 – 2 giờ, nêm gia vị là được.

– Canh đuôi lợn, lạc: Dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, đầu choáng tai ù, chi dưới teo mềm, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện khô kết.

Nguyên liệu: Đuôi lợn 2 cái khoảng 250g, lạc 30g.

Cách làm: Đuôi lợn cạo bỏ mỡ dư thừa, cạo bỏ lông, rửa sạch và cắt đoạn. Lạc bỏ vỏ lấy nhân và rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi cùng lượng vừa nước, đun sôi thì vặn lửa nhỏ nấu 2 – 3 giờ, nêm gia vị là được.

hình ảnh

Đuôi lợn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngoài 3 bộ phận ở trên, thì thịt má lợn cũng là phần quý giá nhất của con lợn không mấy người biết để mua

Má lợn là phần thịt nằm ở phần đầu của con lợn, được lọc từ thịt thủ, bỏ cả phần tai lợn. Bộ phận này có đặc điểm là ít thịt, chủ yếu lớp da bên ngoài khá dày và cứng cùng với xương hàm.

Bởi vậy, má lợn được đánh giá là bộ phận cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, thịt má lợn khi ăn giòn béo, có phần da dày kèm mỡ cứng nhưng không ngấy như các phần thịt mỡ lợn khác.

5. Khấu đuôi lợn

hình ảnh

Khấu đuôi lợn

Đây chính là phần đầu của đuôi nối liền với xương cụt của động vật xương sống và thường gọi là ruột già. Không ít người người nghe đến ruột già còn khá e ngại về việc chế biến, tuy nhiên, nếu bạn biết cách chế biến đúng thì khấu đuôi là một món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.

Phần khấu đuôi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: protein, sắt, glucid, lipid, Đặc biệt ở da có nhiều chất như collagen, keratin,… có tác dụng dưỡng ẩm da, giúp da mịn màng, giúp đen tóc. Ngoài ra, những ai vừa mất sức, mới ốm rất phù hợp ăn khấu đuôi.

Với đàn đông, khấu đuôi có công dụng bổ thận, bổ tinh, tăng cường sinh lực, làm giảm đau nhức xương khớp.

Trên đây là 5 bộ phận quý giá nhất của lợn đã được báo chí chia sẻ, mọi người đi nếu khéo lựa chọn sẽ giúp gia đình có bữa cơm không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng đấy nha.

Nguồn: Tổng hợp