Để phòng tránh bệnh ɫiểu đường, bạn nên lưu ý khi sử dụng 5 loại thực phẩm dưới đây.
Bên cạnh gia vị muối, chúng ta luôn cần có đường để bổ sung năng lượng cho cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự hoạt động thần kinh và tổ chức não bộ. Dù vậy, việc tiêu thụ nhiều đường có thể gây bệnh tiểu đường – căn bệnh chưa có thuốc trị dứt điểm và có thể gây ra hàng loạt biến chứng như bệnh tim, độɫ quỵ, thậm chí u.ng th.ư ruột kết, u.ng th.ư v.ú…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người lớn chỉ nên tiêu thụ 25g đường mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều tiêu thụ vượt quá lượng đường cho phép bởi nhầm tưởng rằng chỉ có những món đồ ngọt mới chứa hàm lượng đường cao. Trong thực tế, có biết bao loại thực phẩm dù không có vị ngọt nhưng vẫn chứa hàm lượng đường khổng lồ, có thể khiến lượng đường trong máu tăng độɫ ngột.
Để phòng tránh bệnh tiểu đường, bạn nên lưu ý khi sử dụng 5 loại thực phẩm dưới đây.
1. Cơm
Cơm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên có lẽ nhiều người không biết rằng cơm là một trong những thực phẩm chứa nhiều đường.
Nếu ăn quá nhiều cơm, chúng ta sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Theo thời gian, đây sẽ là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cùng với các biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ ɫim, ɫai biến mạch má.u não…
Cơm là một trong những thực phẩm chứa nhiều đường.
Chính vì thế, mỗi người nên ăn cơm với số lượng nhất định. Với trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình chỉ nên ăn trung bình mỗi bữa 2 bát cơm.
2. Sữa chua ít chất béo
Mặc dù được gán mác ít chất béo nhưng thực tế các sản phẩm sữa chua ít béo đều được bổ sung thêm đường để gia tăng hương vị.
Theo Healthline, một ly sữa chua ít béo nặng 245 gram có thể chứa tới 47 gram đường (khoảng 12 muỗng cà phê). Hơn nữa, sữa chua ít béo dường như không đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như sữa chua đầy đủ chất béo.
Sản phẩm sữa chua ít béo đều được bổ sung thêm đường để gia tăng hương vị.
Nếu đang trong quá trình giảm cân, bạn nên lựa chọn sữa chua nguyên chất ít đường. Tốt nhất nên chọn sữa chua Hy Lạp.
3. Nước ép hoa quả
Ai cũng nghĩ nước ép hoa quả rất lành mạnh nhưng thực tế chúng chủ yếu chỉ chứa một ít vitamin, khoáng chất, rất ít chất xơ nhưng lại đi kèm với một lượng đường khổng lồ.
Vì sao ư? Để có một cốc nước ép hoa quả bạn sẽ cần phải sử dụng rất nhiều trái cây vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bạn sẽ nạp nhiều đường vì uống nước ép hơn là lúc ăn chúng. Ngoài ra, khi ép, phần bã của hoa quả cũng bị loại bỏ hoàn toàn trong khi đó đều là bộ phận chứa lượng chất xơ dồi dào. Tốt nhất bạn nên ăn trái cây thay vì ép chúng ra thành nước.
4. Nước dừa
Nước dừa được coi là một thức uống lành mạnh giàu chất điện giải, kali và các chất dinh dưỡng khác. Nhiều người cho rằng nước dừa ít calo, không chứa đường nhân tạo nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bệnh nhân tiểu đường chỉ nên thỉnh thoảng uống nước dừa nếu đường huyết được kiểm soát tốt. Không nên uống nhiều bởi nước dừa có vị ngọt và có thể làm tăng đường huyết.
Tốt nhất trước khi sử dụng, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
5. Sốt cà chua
Sốt cà chua là một trong những gia vị phổ biến nhất trên toàn thế giới, chúng có mùi thơm vị chua ngọt rất kích thích vị giác, tuy nhiên sự thật là chúng thường chứa nhiều đường. Để có thể hạn chế nạp quá nhiều đường vào cơ thể, bạn nên chú ý số lượng sốt cà chua mà mình dùng mỗi lần, hãy nhớ rõ: 1 muỗng sốt cà chua lại chứa 1 muỗng cà phê đường. Nếu không muốn bị tăng đường huyết, mắc bệnh tiểu đường thì đừng nên lạm dụпg.
Theo Nhịp sống Việɫ