Có những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bộc lộ một số đặc điểm thích hợp để trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.
Kỳ vọng là điều mà cha mẹ bằng vô thức hay ý thức áp đặt lên con mình. Rất khó để chấp nhận sự thật rằng con mình chỉ là một đứa trẻ bình thường và chẳng có chút tố chất nào của người kiệt xuất. Lúc này miễn cưỡng khoác cho bé chiếc áo quá rộng, e rằng chặng đường sắp tới cũng chỉ quanh quẩn trong trạng thái “ngột ngạt”. Ngược lại, nếu những trẻ có tố chất kiệt xuất sớm bộc lộ từ nhỏ nhưng lại không được chú trọng đào tạo và vun vén thì ngọc không mài cũng trở nên vô dụng.
Một đứa trẻ có khả năng trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai hay không phụ thuộc vào việc trẻ có những tố chất sớm bộc lộ từ nhỏ hay không.
Biết cách lắng nghe người khác
Người có thể đứng trên vạn người, lãnh đạo cả một tập thể lớn trước tiên phải là người bé nhất. Vì sao lại có câu nói này?
Ảnh minh họa: love-parenting
Trong cuộc sống hàng ngày, “được hiểu” và “được người khác hiểu” là mong muốn chung của tất cả mọi người.
Người mà bé có thể hiểu là người biết lắng nghe tiếng nói của người khác và làm cho người khác vui lòng. Những người ở vị trí càng cao càng biết cách lắng nghe ý kiến của người khác và đưa ra những quyết định dứt khoát cũng như có những hành động đúng đắn.
Khi một đứa trẻ mắc lỗi hoặc làm điều gì đó sai trái không có nghĩa là trẻ hư. Trẻ nhỏ lớn lên từ những sai lầm và nếu trẻ biết lắng nghe góp ý của cha mẹ, rút ra bài học cho chính mình và đứng dậy sửa sai một cách can đảm thì đó là một tín hiệu đáng mừng. Trẻ có thể vận dụng được bài học từ thuở bé này và chứng tỏ được tiềm năng lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng. Đây cũng chính là tố chất mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải trau dồi.
Dũng cảm thể hiện bản thân
Ảnh minh họa: cn.dreamstime
Là lãnh đạo, trong những thời khắc quyết định buộc phải đưa ra quyết định dứt khoát. Quyết định đó có thể táo bạo và quyết liệt, đến từ sự mạnh dạn và một trái tim can đảm. Đây cũng là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của người đứng trên vạn người. Nếu trẻ nhút nhát, luôn lo lắng, sợ sệt khi đối mặt với mọi người thì khó có thể trở thành người lãnh đạo người khác. Mạnh dạn và xông pha luôn tốt cho trẻ khi bước vào các môi trường xã hội khác nhau trong cả quãng đường trưởng thành của mình.
Thông thường trẻ mạnh dạn có thừa dũng cảm thể hiện bản thân. Trẻ có thể sẵn sàng nhận mình sai nếu đã làm trái nhưng nhất định không chịu nhận lỗi nếu chẳng làm gì sai. Trẻ có thể xung phong đi đầu và chịu mọi trách nhiệm hành vi mình làm mà không sợ sệt.
Đã làm việc gì là rất có trách nhiệm
Trách nhiệm là một phẩm chất nhân cách rất quan trọng để một người có được chỗ đứng trong xã hội và thành công trong sự nghiệp. Đó cũng là nền tảng trong nhân cách lành mạnh của một đứa trẻ và là chất xúc tác cho sự phát triển năng lực. Ngày nay, khi giáo dục chất lượng được ủng hộ mạnh mẽ, cha mẹ dùng tình yêu, sự kiên nhẫn và trí tuệ của mình để nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của con cái.
Ảnh minh họa: love-parenting
Một người lãnh đạo chân chính là người rất có trách nhiệm. Chỉ khi có tinh thần trách nhiệm thì người lãnh đạo mới có thể sắp xếp mọi việc một cách chu toàn. Muốn biết con mình có tố chất lãnh đạo hay không, hãy xem trẻ có dám đối mặt với những sai lầm của chính mình không, có từ chối hay lãnh tránh việc chịu trách nhiệm không? Nếu trẻ có trách nhiệm đến cùng với những gì mình khởi xướng, tiến hành thì trẻ thực sự rất tuyệt vời.
Có óc tổ chức từ nhỏ
Từ mẫu giáo đến tiểu học, dù trẻ đã đảm nhiệm những chức vụ nào và thực hiện công việc theo cách nào đều hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao. Một trong những bí quyết giúp trẻ có thể tự đảm nhận công việc và chu toàn nó là bởi trẻ đã sớm có óc tổ chức. Đó là biểu hiện năng lực của người biết cách lãnh đạo. Để giúp trẻ phát huy và hoàn thiện dần khả năng tổ chức của mình, mẹ nên có kế hoạch trao cho trẻ những nhiệm vụ rõ ràng với deadline cụ thể và yêu cầu trẻ hoàn thành nó càng sớm càng tốt. Bằng cách này, mỗi ngày trẻ sẽ lớn hơn trong cách tổ chức, sắp xếp công việc được giao và tự quản chính mình.