Có những cuộc đối thoại giữa mẹ và con đã làm những vấn đề tưởng khó hóa ra dễ, tưởng bế tắc lại được hóa giải.
Ngược thời gian: 10 tuổi
Năm 10 tuổi, tôi bị nghi ngờ gian lận vì nói thầm với bạn cùng lớp trong kỳ thi. Tôi không chịu thừa nhận và cô giáo tức giận gọi phụ huynh lên gặp.
Ảnh minh họa: Sohu
Mẹ tôi sau khi tan sở vội vội vàng vàng chạy đến văn phòng, thay vì chào cô giáo, bà bước đến chỗ tôi, khi đó đang đứng một bên, xoa vào đầu tôi và nhẹ nhàng hỏi: “Con ơi, mẹ biết tất cả mọi chuyện rồi. Hãy nói với mẹ trước, con có gian lận không?”
Tôi như cởi được oan ức, vừa khóc sưng đỏ mắt vừa nói: “Mẹ, con thật sự không có.”
Mẹ gật đầu và đối mặt với cô giáo: “Thưa thầy, tôi tin con trai tôi. Nó nói nó không gian lận thì thật sự nó không gian lận. Tôi sẽ nghiêm túc phê bình nó về việc trò chuyện trong giờ kiểm tra. Nếu không còn gì khác, tôi xin phép đưa con tôi về trước.”
Nói xong, bà mẹ cúi đầu chào cô giáo rồi dẫn con trai ra khỏi phòng làm việc.
Trên đường về, tôi nắm chặt tay mẹ: “Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ đã tin con, sau này con nhất định sẽ có ý thức hơn và không bao giờ làm mẹ thất vọng”.
Sau tất cả, một sự tin tưởng vô điều kiện như vậy sẽ nhận được sự cảm kích rất lớn đủ để thay đổi những trì trệ còn lại.
Ngược thời gian: 12 tuổi
Năm 12 tuổi, điểm số của tôi ngày một tốt hơn, khát vọng thắng thua ngày càng mạnh mẽ.
Một đêm trước kỳ thi giữa kỳ, tôi loanh quanh trong phòng khách, bồn chồn.
“Mẹ ơi, mẹ nghĩ sao nếu con thi trượt lần này?”
“Để mẹ nghĩ xem… Mẹ đãi con món con thích nếu con không lọt vào top 10 thì sao?”
“Tại sao?”
“Mừng con mở khóa trải nghiệm cuộc sống mới!”
Sĩ tử thẫn thờ nhưng tâm lý nhẹ nhõm. Vì điều này, tôi đã thi tốt và giành được kết quả cao. Cũng chính từ lúc này, tôi bắt đầu hiểu rằng thất bại một lần chẳng qua là kinh nghiệm sống.
Ngược thời gian: 13 tuổi
Năm tôi 13 tuổi, tôi học trung học cơ sở và về quê nghỉ hè.
Ảnh minh họa: Sohu
Tôi ngạc nhiên khi thấy mẹ không còn dọn phòng, giặt quần áo và để đôi giày thể thao bẩn thỉu của tôi bên chậu rửa nữa.
Có lần tôi đi chơi về muộn, thấy nhà không có đồ ăn nên gọi mẹ nấu. Nhưng mẹ hỏi ngược lại: “Mẹ cũng mệt lắm. Mẹ phải đi làm hàng ngày. Tại sao mẹ phải làm cho con?”
Vậy là suốt kỳ nghỉ hè, tôi học nấu ăn và thành thạo những món tủ, đủ để phục vụ mình.
Ngược thời gian: 16 tuổi
Năm 16 tuổi, tôi học cấp 3 và yêu một cô gái cùng lớp.
Cô chủ nhiệm gọi điện phàn nàn, mẹ tôi thản nhiên trả lời điện thoại, nửa tháng trôi qua cũng không nhắc chuyện này với con.
Ảnh minh họa: bilibili
Tôi sợ hãi, cuối cùng không kìm được mà hỏi: “Mẹ ơi, sao mẹ không đánh gãy chân con như những bậc cha mẹ khác?”
Mẹ cười nhẹ: “Con trai mẹ là người sống có trách nhiệm. Mẹ biết điều đó rõ nhất. Mẹ tin rằng con sẽ không vì thất tình mà trì hoãn việc học.”
Nhưng mẹ nghiêm mặt hỏi lại: “Được rồi, nếu con muốn ở bên cô ấy cả đời thì phải cho cô ấy một mái ấm và tương lai, vì vậy con có muốn cố gắng hơn không?”
May quá, nhờ vậy mà tôi không sa sút trong học tập còn học được cách sống có trách nhiệm với tư cách một người đàn ông.
Ngược thời gian: 18 tuổi
Năm 18 tuổi, tôi thi vào đại học.
Phong độ vẫn ổn định như ngày nào và cũng giành được vị trí thứ ba trong các môn khoa học của trường.
Buổi tối, cả nhà cùng nhau nghiên cứu, điền thông tin ứng tuyển vào đại học. Ba, mẹ và tôi mỗi người một ý tranh cãi ỏm tỏi. Cuối cùng, mẹ tôi đằng hắng: “Chà, gia đình mình luôn dân chủ nhất, con cứ nghe lời trái tim đi.”
Ngày tôi nhận được giấy nhập học, rất nhiều hàng xóm đến chúc mừng. Tôi cảm ơn mẹ vì có mẹ nên tôi mới có được ngày hôm nay.
Sau tất cả, tôi nhận ra: Mẹ là người ảnh hưởng mãnh liệt nhất trong cuộc đời của đứa trẻ và cũng là người đưa đò thầm lặng của đứa trẻ. Mỗi lời mẹ nói và mọi việc mẹ làm đều như những giọt nước pha lê, từ từ để lộ những dấu ấn độc đáo trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ. Có được một người mẹ hiểu biết, khôn ngoan và có tầm nhìn xa là phúc của đời con.