Nước xả vải càng thơm càng độc: Nguy cơ gây ung thư, vô sinh mà nhiều người vẫn vô tư dùng

Hôm trước chồng mình mới mua loại nước xả vải mới, ngửi thấy mùi thơm rất dễ chịu nên hí hửng mang thử luôn. Đến hôm nay thăng cu con mặc quần áo thì bông dưng bị nổi nốt. Mình nghĩ đi nghĩ lại, con mình trước giờ thuộc dạng rất lành da, không bao giờ dị ứng hay mẩn đỏ gì, giờ con bị thì chỉ có thể là do loại nước xả vải thôi.

Mình không dám chắc nên lên mạng đọc thông tin thì thấy đúng là đã có bé phải đi khám bệnh vì nước xả vải rồi đấy mọi người ạ. Tìm hiểu ra mới biết nước xả vải không hề đơn giản mà có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của cả nhà. Mình chia sẻ ở đây để mọi người cân nhắc lại việc dùng nước xả vải trong gia đình nha.

Bé trai mới sinh này là con của chị Hoa ở Hà Nội. Thấy con có hiện tượng nổi mụn lấm tấm trên mặt và nhiều chỗ trên cơ thể nên chị đã đưa bé đến Viện Da liễu Trung ương để khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé này bị viêm da kích ứng mà lý do chính là tiếp xúc quá nhiều với nước xả vải.

Bác sĩ Mai Kiều Anh ở Viện nhi Trung ương giải thích rằng: Da trẻ sơ sinh rất mỏng nên các sản phẩm có hương thơm, nhất là nước xả vải dễ dàng thấm qua da bé hơn. Trong khi đó, sức khỏe nền tảng của trẻ con non yếu nên dễ bị ảnh hưởng hơn so với người lớn trong gia đình.

hình ảnh

Nước xả vải có thể thấm qua da, ảnh: KS

Dấu hiệu dễ thấy nhất khi trẻ bị dị ứng nước xả vải là da bé nổi mẩn, xuất hiện các nốt sần và trẻ hay ngọ ngoậy do cảm giác ngứa. Đặc biệt, mùi thơm đậm đặc từ nước xả vải còn có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ, gây ra hiện tượng choáng váng, mất thăng bằng khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.

Trên thực tế ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung về tác hại thực sự của nước xả vải với sức khỏe nhưng thực tế tại một số bệnh viện lớn như Viện Nhi Trung ương hay các viện phụ sản, các bác sĩ đã đưa ra khuyên đối với các bà mẹ là không nên dùng nước xả vải để ngâm, giặt đồ cho trẻ nhỏ.

Mặc dù các bác sĩ không hoàn toàn quy kết nước xả vải là nguyên nhân gây viêm da nhưng theo họ để đảm bảo tính an toàn thì tốt nhất là các mẹ nên giữ con tránh xa các loại nước có mùi thơm, đặc biệt là nước xả vải.

Quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoan, Viện hóa học công nghiệp cho rằng: Dùng hóa chất không ít thì nhiều đều có độc hại.

Chuyên gia phân tích: Để tạo mùi thơm lưu lại lâu trên quần áo, nước xả vải sẽ được thêm vào các hợp chất gốc hydrocacbon vòng benzen. Trong đó, benzen sẽ rất độc nếu bị sử dụng bừa bãi. Nguy hiểm hơn, các nước xả làm mềm vải thường được hướng dẫn hòa trực tiếp vào nước giặt cuối và không cần xả lại bằng nước sạch. Cách làm này khiến nó tồn tại rất lâu trong quần áo, bay hơi từ từ và tác động lâu dài đến sức khỏe nhất là đối với trẻ em, người lớn tuổi và người đang mắc bệnh trong gia đình. Thêm vào đó, việc là ủi, phơi, sấy còn khiến một số hóa chất độc hại bốc hơi mạnh và gây nguy hiểm hơn.

hình ảnh

Mùi thơm được tạo ra từ các hóa chất, ảnh: MDS

Chính vì những điều này, các nhà sản xuất trước khi cho sản phẩm lưu hành trên thị trường đều phải có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Nhất là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người (như bột giặt, nước xả vải)… thì cần phải có sự kiểm định đúng quy trình của Bộ Y tế.

Chuyên gia khuyên tốt nhất mọi người nên sử dụng cách mà dân gian vẫn hay làm là dùng chanh hoặc nước giấm trắng để làm mềm vải thay vì nước xả vải.

Trên thế giới từ lâu đã có những cảnh báo đáng ngại về nước xả vải

Các nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới đã cho kết quả là các sản phẩm giặt tẩy, làm mềm vải có mùi càng thơm càng có nhiều thì cũng tương đương với việc càng lắm hóa chất càng độc hại.

Một khảo sát thực hiện năm 1991 của cơ quan bảo vệ môi trường ở Mỹ cho thấy, 95% các hương thơm đang được sử dụng là những hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ, rất độc đối với cơ thể như toluen, aceton, focmaldehit, dẫn xuất của benzen, metylen, clorua… Thậm chí trong số này có nhiều chất đã được chứng minh có thể gây u/n/g t/h/ư, d/ị t/ậ/t b/ẩ/m s/i/n/h, v/ô s/i/n/h, tổn hại hệ thần kinh… của con người.

Việc lạm dụng các chất có hương thơm có thể kích phát các cơn hen suyễn, thậm chí có thể tới mức rất trầm trọng ở cả người lớn lẫn trẻ em. Hiện tại, người ta cũng đã thấy mối liên hệ của hóa chất tạo mùi thơm với tình trạng đ/ộ/t t/ử ở trẻ sơ sinh cũng có liên quan vì gây co thắt đường thở do dị ứng.

Các chuyên gia còn nhấn mạnh, tình trạng dị ứng da như viêm da tiếp xúc, chàm còn có thể xảy ra khi dùng những chất có hương thơm….Đặc biệt, các hóa chất này còn có thể thấm qua da và tích lũy lâu dài, gây nhiều tác động xấu đối với sức khỏe của con người.