Biết và sử dụng các mẹo cho bé nhanh biết đi sẽ giúp cả bố mẹ và con nhỏ nhẹ nhàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Nhờ những bài tập cho bé nhanh biết đi này, con trẻ có thể nhanh chóng, vững vàng chinh phục những bước đi đầu đời.
1. Dấu hiệu trẻ sắp biết đi
Trước khi quyết định sử dụng các mẹo để cho trẻ nhanh biết đi như thế nào thì trước tiên, cha mẹ phải xác định được thời điểm nên sử dụng chúng. Đó chính là khoảng thời gian bé xuất hiện các dấu hiệu sắp biết đi. Nếu bé có những dấu hiệu này, hãy chuẩn bị thật tốt để con có một “hành trình” tập đi hiệu quả:
Bé thích leo trèo, đặc biệt là cầu thang: Hoạt động này giúp cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Các cơ của bé cũng khỏe mạnh hơn.
Bé hay vịn, bám vào mọi thứ: bé sẽ bám vào bất cứ thứ gì trên cao để giúp mình đứng dậy. Đây là giai đoạn bé tập làm quen với việc đứng dậy, chuẩn bị cho việc bước đi.
Bé từ đứng và đi men theo đồ vật: Đây là lúc bé đã tự đứng được và thường sẽ hướng người về một bên. Từ đó, bám vào một đồ vật và chập chững bước đi. Từ khi tự đứng được đến lúc con tự bước đi, quá trình có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần.
Thay đổi trong cuộc sống hằng ngày: dễ bị cáu gắt, nhõng nhẽo, kén ăn, không chịu ngủ. Lý giả cho điều này, bố mẹ có thể hiểu rằng, bé dành khá nhiều thời gian và năng lượng để luyện tập các động tác như đứng, vịn, bám vào vật gì đó. Vì bé đang trải qua quá giai đoạn luyện tập quá nhiều.
2. Mẹo cho bé nhanh biết đi bố mẹ nên biết
Có thể bước đi được coi như một kỹ năng phát triển tự nhiên của các bé. Thế nhưng để hoàn thiện kỹ năng này, bố mẹ cũng cần hỗ trợ rất nhiều. Vài mẹo nhỏ sau đây có thể hỗ trợ bé yêu rất nhiều trong quá trình con tập đi những bước đầu tiên.
2.1 Tập đứng cho bé
Trong các mẹo cho bé để bé nhanh biết đi, tập đứng là điều phụ huynh không bao giờ được bỏ qua. Vì bé đứng vững được là tiền đề vững chắc cho việc tập đi. Trên thực tế, hầu như không có bé nào biết đi mà chưa qua giai đoạn tập đứng. Khoảng thời gian bố mẹ nên tập đứng cho con là từ 8-10 tháng.
Gợi ý cho bố mẹ khi tập đứng cho con là nên treo những món đồ chơi mà trẻ yêu thích (chuông, quả bóng, búp bê nhỏ, xúc xắc,…) lên một thanh lan can hoặc những nơi cao, chắc chắn. Những thứ này sẽ thu hút sự chú ý khiến bé muốn vươn tay để cầm lấy. Nhờ thế, trẻ sẽ vịn theo lan can mà đứng dậy, thậm chí còn chập chững bước chân muốn đi tới các món đồ chơi này.
2.2 Mẹo cho bé nhanh biết đi – bước chân về phía trước
Sau khi bé đã có thể đứng khá vững, việc tiếp theo bạn nên làm là luyện cho bé quen với việc tiến lên trước. Đây cũng được coi là bài tập giúp trẻ nhanh biết đi vô cùng hiệu quả. Để thực hiện, cha mẹ hoặc người hỗ trợ có thể dùng hai tay đỡ phía dưới nách của trẻ và chậm rãi khích lệ, dẫn dắt trẻ chuyển động bước chân về trước.
Đến khi bé đã quen với động tác này và luyện được cho mình khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, mẹ có thể nới lỏng tay hơn một chút, để trẻ dùng sức, tự đứng, dần dần tự đi.
2.3 Hạn chế phụ thuộc xe tập đi
Đây là mẹo cho bé tập đi quan trọng nhưng không phải cha mẹ nào cũng để ý. Rất nhiều người nghĩ rằng sử dụng xe tập đi sẽ giúp con đi nhanh hơn, không bị ngã và còn an toàn. Vậy trẻ 7 tháng đi xe tập đi được không? Bạn có thể dùng cho bé nhưng không nên dùng thường xuyên mà cần để bé thực hiện các hoạt đông khác như bò, trườn…
2.4 Cách đập cá lóc vào chân để con nhanh biết đi
Mẹo này là mẹo cho bé nhanh biết đi dân gian thường sử dụng. Nhiều cha mẹ khi thấy con chậm biết đi, lười tập đi đã lựa chọn cách này như một sự “phù phép”, giúp bé tự tin, dũng cảm hơn.
Khi lựa chọn cách này, bố hoặc mẹ sẽ mua về một con cá lóc nhỏ nhỏ và lấy nó để đập nhẹ vào chân con. Họ tin rằng việc này sẽ giúp bé cứng cáp hơn, không sợ ngã đau, dũng cảm bước đi. Tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng cách thức dân gian này vẫn được rất nhiều người tin tưởng và tỏ ra khá hiệu quả.
Trên đây là những mẹo cho bé nhanh biết đi mà LÀM MẸ gợi ý cho cha mẹ. Mong rằng bài viết đã mang tới cho phụ huynh những thông tin hữu ích để bé có hành trình phát triển toàn diện.