Khi nào gia chủ nên lau dọn bàn thờ ngày Tết?

Thời điểm nào là thích hợp nhất để lau dọn bàn thờ ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu.

Bao sái bát hương, lau dọn bàn thờ ngày Tết là việc quan trọng mà nhà ai cũng cần phải làm vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, công việc quan trọng này cần thực hiện chu toàn, cẩn thận, nếu không dễ tránh đại kỵ ảnh hưởng tới gia chủ.

Thời gian nào nên thực hiện bao sái bát hương, lau dọn bàn thờ?

Theo lịch âm dương, năm 2024, ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày 02/02/2024 dương lịch. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ.

Tuy nhiên, theo quan niệm của nhiều gia đình, việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ có thể lựa chọn bất kỳ một ngày tốt bất kỳ để lau dọn ban thờ. Một số ngày tốt khác để bao sái bát hương năm 2024 bao gồm:

Ngày 21 âm lịch, giờ Thìn (7h – 9h)

Ngày 22 âm lịch, giờ Thìn (7h – 9h)

Ngày 26 âm lịch, giờ Thìn (7h – 9h)

Khi bao sái bát hương, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bao gồm: nước sạch, khăn sạch, rượu gừng, trầu cau, hoa tươi,…

Tắm rửa sạch sẽ trước khi tiến hành bao sái.

Trong quá trình bao sái, cần giữ tâm thanh tịnh, thành kính.

Sau khi bao sái xong, cần thắp nén nhang để mời gia tiên về chứng giám.

3 lưu ý khi bao sái ban thờ để nhận nhiều lộc vào năm 2024

Việc bao sái ban thờ rất quan trọng, gia chủ cần phải chú ý 3 điều sau đây để bao sái ban thờ đúng cách, nhận được nhiều may mắn, phước lành vào năm mới.

– Cần chuẩn bị dụng cụ dành riêng cho việc bao sái ban thờ

Mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một bộ dụng cụ để lau dọn ban thờ (khăn lau, chổi quét, chậu nhỏ,…) vào những ngày Rằm, mùng 1. Đó là quy tắc bất di bất dịch xưa nay nhiều gia đình vẫn đang làm.

Nhưng khi bao sái ban thờ vào dịp cuối năm, gia chủ nên chuẩn bị một chiếc khăn mới tinh. Ngoài ra, nên dùng nước ngũ vị hương hoặc nước thơm bao sái để tẩy uế khí và đem lại sự linh thiêng cho ban thờ. Tuyệt đối không dùng rượu, nước lã, dung dịch tẩy rửa kém chất lượng vì chúng có thể gây xáo trộn khí trường ở ban thờ.

– Làm lễ, thắp hương xin phép

Trước khi tiến hành bao sái và tỉa chân hương, gia chủ nên dâng mâm lễ nhỏ rồi thắp hương, đọc văn khấn xin phép bao sái ban thờ.

Lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là sự thành tâm và thể hiện lòng biết ơn, chân thành. Ngoài ra, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự trước khi thắp hương. Trong quá trình bao sái, gia chủ cần giữ tâm thanh tịnh và lòng thành kính.

– Tránh xê dịch bát hương, bài vị, các bức tượng khi bao sái ban thờ

Khi bao sái ban thờ, gia chủ tuyệt đối không được xê dịch các bức tượng, bài vị, và đặc biệt là bát hương. Trong phong thủy, bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết cõi dương trần với cõi âm. Nếu di chuyển bát hương thì có thể ảnh hưởng xấu tới sự liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám, khiến gia đình gặp xui xẻo, tai ương.

Trong trường hợp bất khả kháng phải xê dịch đồ thờ, bát hương,… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.

Khi rút chân hương, hãy rút từng ít một cho tới khi số chân hương trong bát hương còn vài chân theo số lẻ như 3-5-7-9… Chân hương bao sái xong nên gói vào giấy báo sạch, sau khi hóa thì vùi dưới gốc cây lớn, tuyệt đối đặt ở nơi xú uế.

Nếu bát hương có nhiều tro, nên gạt bớt bằng thìa sạch rồi dùng khăn sạch lau dọn ban thờ. Nếu bát hương, đồ thờ cúng cần thay thế mới, gia chủ cần thỉnh lễ hạ giải, sau đó thả ra sông, hồ, không được vứt tùy tiện.

Ngoài ra, gia chủ nên bao sái ban thờ từ trên cao xuống thấp, lau dọn nhẹ nhàng để tránh làm xước, bay màu các vật phẩm đặt trên ban thờ.

Sau khi bao sái ban thờ xong, hãy khấn xin thỉnh các vị thần linh, gia tiên trở về và báo cáo đã xong việc bao sái ban thờ.