Hóc hạt đậu phộng, cậu bé qua đời ngay trên đường đến viện, BS tiếc nuối: Tại mẹ đã sơ cứu sai cách

Trẻ con hóc dị vật là chuyện rất dễ xảy ra luôn ấy. Như bé nhà mình nè, nó ăn bất cứ thứ gì cũng có nguy cơ bị hóc, mặc dù mình rất hay cắt nhỏ thức ăn để nó ăn cho dễ. Thế mà mấy lần nhà mình vẫn được phen hú hồn hú vía vì nó hóc xong chồng mình phải vỗ lưng mãi nó mới ra. Có lần vỗ xong miếng cơm ra rồi nhưng nó vẫn tím tái hết người luôn. Mình đọc trên báo thấy có nhiều trường hợp thương tâm như cậu bé 6 tuổi qua đời vì hóc đậu phộng lắm. Mình thấy hầu hết các trường hợp bé mất vì hóc thì toàn do cha mẹ không biết cách sơ cứu cả ấy.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bé 6 tuổi hóc đậu phộng qua đời vì sai lầm của mệ

Cậu bé này ở Ngọc Lâm, Quảng Tây (Trung Quốc) bị hóc đậu phộng. Người mẹ thấy nên vội vàng vừa sơ cứu vừa đưa con tới bệnh viện. Tuy nhiên, khi xem lại quá trình sơ cứu của mẹ, các bác sĩ đã lắc đầu vì chính sai lầm của mẹ khiến cậu bé mất mạng.

Trong đoạn video trong thang máy, mẹ của đứa bé rất lo lắng nên đã dốc ngược con vác lên vai rồi dùng tay vỗ vào lưng bé. Thỉnh thoảng, người mẹ lại xốc con lên với hy vọng hạt đậu phộng sẽ văng ra ngoài.

Thế nhưng mặc kệ người mẹ xốc thế nào, đứa bé vẫn không cử động, hai tay thì buông thõng. Sau 10 phút, người mẹ đã đưa con đến bệnh viện nhân dân huyện Vinh nhưng lúc này cậu bé đã không còn hơi thở, môi tím tái, đồng tử giãn. Các bác sĩ kết luận, não bộ của cậu bé bị thiếu oxy trong 4 phút, nếu thiếu quá 8 – 9 phút thì không thể cứu được.

Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng cấp cứu nhưng 1 giờ sau đó, đứa bé vẫn không thể hồi phục nhịp tim và cuối cùng đã qua đời. Khi xem lại đoạn video này, các bác sĩ cho biết chính vì mẹ không biết cách sơ cứu khi con bị hóc mới khiến bé mất mạng.

hình ảnh

Chính cách sơ cứu sai của mẹ mới khiến cậu bé bị mất mạng. Ảnh: Internet

BS Chen Shengxin (Khoa cấp cứu, BV Nhân dân Quảng Tây) cho biết: Đã có rất nhiều trường hợp thương tâm do cách sơ cứu của cha mẹ không đúng. Bởi, lúc này không chỉ hệ tiêu hóa mà còn có cả cột sống của bé cũng chưa được phát triển hoàn thiện. Việc lộn ngược và lắc lư trẻ như vậy có thể khiến bé bị tổn thương cột sống, thậm chí là tổn thương ngực. Vì vậy, BS Chen khuyến cáo, nếu trẻ em bị hóc dị vật thì các mẹ nên áp dụng phương pháp sơ cứu Heimlich.

Phương pháp sơ cứu Heimlich

Đây là thủ thuật sử dụng tay của người khác để tạo áp lực mạnh với đường dẫn khí của trẻ. Từ đó giúp đẩy dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên giúp nạn nhân thoát khỏi cơn nguy kịch.

Phương pháp này được dùng khi bé bị sặc bột, hóc dị vật, ngạt thở do thức ăn lấp vào đầy thanh quản, khí quản. Cách làm như sau:

+ Với tư thế người bệnh đứng, hơi ngả đầu về phía trước:

Người sơ cứu đứng sau lưng nạn nhân, vòng tay ra phía trước rồi năm bàn tay phải đặt lên vùng thượng vị còn bàn tay trái thì áp sát tay phải. Sau đó, bạn giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưới lên trên, lặp lại cho tới khi các dị vật bị đẩy ra ngoài.

+ Với tư thế nạn nhân ngồi lên ghế:

Lúc này, người sơ cứu đứng sau lưng ghế rồi vòng 2 tay ra phía trước để đỡ nạn nhân còn 1 tay thì để sau lưng vỗ mạnh vào lưng nạn nhân để đẩy dị vật ra ngoài.

+ Cho bé nằm ngừa:

Các mẹ để đầu bé nghiêng về một bên rồi áp 1 tay vào vùng thượng vị của bé. Tay kia thì các mẹ bắt chéo lên bàn tay này rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực để tạo lực giúp đẩy dị vật văng ra ngoài.

+ Cho bé nằm sấp:

Với tư thế này, mẹ dùng 2 bàn tay ấn mạnh vào vùng liên bả vai của bé nhiều lần. Nếu là bé sơ sinh thì mẹ nhấc 2 chân của bé lên rồi dùng bàn tay vỗ vào lưng bé. Còn trẻ nhỏ thì các mẹ cho bé nằm lên đùi rồi dùng tay vỗ vào lưng bé để bé ho ra dị vật.

Nguồn: Tổng hợp