Ngâm đũa khi mới mua về
Với đũa mới mua về bạn nên xử lý ngâm chúng trong nước muối sau đó mang phơi dưới nắng. Nước muối giúp diệt khuẩn bảo vệ đũa. Một số đầu bếp nhà hàng quán ăn còn có mẹo luộc đũa với nước có cho dầu rửa bát, sau đó rửa lại và phơi thì đũa sẽ chống được mốc.
Tránh để đũa bị ướt lâu
Khi ăn xong nên vệ sinh rửa đũa ngay tránh ngâm chúng trong nước lâu sẽ làm nước ngấm vào bên trong, đũa ẩm ướt nhanh mốc. Khi cắm đũa vào ống đũa nên chú ý không để bị ướt nước bên dưới. Nếu không lau được khô thì hãy đặt đũa vào ống có lỗ thoát nước.
Tránh ngâm đũa sau khi ăn bởi vì sau khi ăn thức ăn thừa bám vào đũa, ngâm lâu lại càng dễ khiến vi khuẩn nấm mốc sinh sản ở những khe nứt, vết xước của đũa nên càng dễ mốc hơn.
Chú ý rửa đũa
Tránh việc cầm cả bó đũa rồi cọ cọ xung quanh. Đũa không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn nấm mốc phát triển nhanh hơn. Đặc biệt thức ăn còn thừa sẽ nuôi vi khuẩn nấm mốc. Nếu dầu mỡ hay thức ăn bám quá chặt vào đũa khó gây khó rửa thì nên luộc hoặc ngâm nửa tiếng trong nước ấm có pha muối, cốt chanh sẽ giúp diệt khuẩn và rửa nhanh hơn.
Không chà xát mạnh vào thân đũa gỗ
Chà xát mạnh gây vết xước trên đũa. Những vết xước tạo cơ hội trú ẩn cho vi khuẩn nấm mốc nên càng nhanh hỏng đũa. Vì vậy bạn nên dừng ngay thói quen chà, cọ đũa quá mạnh hoặc dùng những vật dụng chà rửa bằng kim loại cứng.
Phơi đũa ngoài nắng
Đây là mẹo tốt nhất và an toàn nhất cho mỗi gia đình. Vì thế khi ăn xong nên tranh thủ phơi đũa ngoài trời nắng để diệt khuẩn tốt hơn.
Vệ sinh khay đựng đũa
Các khay, hộp, ống đựng đũa rất dễ chưa vi khuẩn nấm mốc. Do đó cần thường xuyên vệ sinh chúng như vệ sinh đũa vậy.
Khi nào nên thay đũa?
Nhiều người thường cho rằng đũa không hỏng thì sao phải thay. Thực ra đũa để lâu không tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ nên dùng đũa tre, đũa gỗ 6 tháng là nên thay để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình. Khi đũa nham nhở, đổi màu, đũa có vết nứt, khe rãnh hay có mùi cũng nên loại bỏ chúng.