Cách làm bánh chưng đơn giản, xanh mướt dẻo thơm mà chẳng lo lại gạo, chỉ vài tiếng là chín nhừ

Bánh chưng là một trong những món ăn quen thuộc trên mâm cơm ngày Tết. Không chỉ là món ngon, đây còn là lễ vật để con cháu dâng cúng ông bà tổ Tiên và thần linh và thể hiện lòng biết ơn và kính trọng của mình.

1. Nguyên liệu làm bánh chưng

– Gạo nếp: 1kg

– Thịt ba chỉ ngon: 500 gram

– Đỗ xanh không vỏ: 750 gram

– Lá dong, lá riềng

– Gia vị: Muối, hạt tiêu xay

2. Cách làm bánh chưng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Mang đậu xanh đã làm sạch vỏ vào ngâm trong nước qua đêm. Sau đó xả lại với nước sạch và để ráo nước.

– Làm sạch thịt ba chỉ, thái thành những miếng to dài vừa ăn rồi ướp cùng một chút muối, mì chính và hạt tiêu xay để đậm đà.

– Rửa sạch lá dong rồi lấy khăn mềm hoặc giấy sạch lau khô.

Bước 2: Ngâm gạo nếp

– Gạo nếp sau khi mua về sẽ được mang đi nhặt bỏ những hạt hỏng, mốc rồi vo sạch. Sau đó mang đi ngâm qua đêm hoặc ít nhất là 4 tiếng nếu không có thời gian.

– Rửa sạch lá riềng rồi mang đi xay nhuyễn để lấy phần nước cốt. Tiếp đó, đổ phần nước cốt lá riềng và một chút muối ăn vào ngâm cùng gạo nếp để bánh có màu đẹp hơn.

Empty

Bước 3: Gói bánh chưng

– Để bánh chưng vuông vắn, đẹp mắt, bạn có thể sử dụng khuôn để gói bánh. 

– Sau khi đã xếp lá dong vào khuôn, cần rải một lớp gạo nếp xuống dưới và lần lượt đặt đỗ xanh, thịt lợn vào.

– Tiếp đó, rải thêm một lớp đỗ xanh rồi phủ gạo nếp lên trên cùng là được. Bạn cần rải sao cho gạo nếp kín đều bề mặt bánh để không làm đỗ bị lẫn ra ngoài.

– Gấp lá dong lại và dùng lạt buộc bánh. Vì gạo nếp có thể nở và bánh chưng căng phồng khi luộc nên bạn không được gói chặt quá.

Empty

Bước 4: Luộc bánh chưng

– Xếp phần lá bánh còn thừa xuống dưới đáy nồi và lần lượt đặt bánh vào trong. Sau đó đổ nước ngập mặt bánh rồi thêm nước vào luộc chín.

– Tuỳ vào số lượng và kích thước của bánh mà thời gian luộc của mỗi nồi bánh chưng sẽ khác nhau. Tuy nhiên theo những người có kinh nghiệm, bạn nên luộc bánh chưng khoảng 1 ngày để bánh nở đều và không bị lại gạo khi bảo quản trong thời gian dài.

Bước 5: Vớt bánh và thưởng thức

– Khi thấy bánh chưng đã chín, bạn có thể vớt bánh ra và ngâm trong chậu nước lạnh. 

– Sau khi đã rửa sạch bánh, cần xếp chúng ở nơi khô ráo và dùng những đồ vật nặng đè lên. Nhờ vậy mà phần nước trong bánh sẽ bị ép hết ra ngoài, giúp bánh dẻo chứ không nhão.

Bánh chưng sau khi luộc xong có thể đặt ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Nếu thời tiết oi nóng, bạn nên đặt bánh vào ngăn mát tủ lạnh để bánh không bị ôi thiu, hỏng mốc. Với cách làm bánh chưng này, bạn sẽ có những chiếc bánh dẻo thơm, xanh mướt mà không lo bị hỏng. 

Empty

3. Lưu ý khi gói bánh chưng

– Khi vo gạo nếp, bạn cần tránh không xóc gạo nhiều lần vì có thể làm hạt gạo vị vỡ và không ngon đẹp khi gói bánh.

– Khi mua lá riềng, bạn nên chọn những lá già và cần nhớ rằng nước cốt lá riềng càng đậm, bánh sẽ càng xanh.

– Khi luộc bánh chưng, bạn cần chuẩn bị thêm nước sôi để thêm ngay vào nồi khi thấy cạn nước. Trong quá trình luộc, cần lật mặt bánh để đảm bảo chiếc bánh nào cũng chín đều.

– Tuỳ vào sở thích và khẩu vị của mình, bạn có thể ăn bánh chưng cùng củ kiệu, hành muối… để giải ngán.