Nhiếp Tiểu Bành sinh năm 1995, khởi nghiệp ngay từ năm nhất đại học, tính tới nay, trải qua 5 lần khởi nghiệp, số tiền nhiều nhất kiếm được lên tới 30 triệu tệ (khoảng 105 tỷ đồng). Hành trình của Nhiếp Tiểu Bành diễn ra ra sao?
Nhiếp Tiểu Bành sinh năm 1995, khởi nghiệp ngay từ năm nhất đại học, tính tới nay, trải qua 5 lần khởi nghiệp, số tiền nhiều nhất kiếm được lên tới 30 triệu tệ (khoảng 105 tỷ đồng). Hành trình của Nhiếp Tiểu Bành diễn ra ra sao? Dưới đây là những chia sẻ của anh.
01. Lần khởi nghiệp đầu tiên khi còn là cậu sinh viên năm nhất
Năm 2013, khi đó tôi 17 tuổi, mới vào đại học nhưng tôi đã có ý định muốn kiếm tiền, khi đó tôi có quen biết một người anh học khóa trên, chúng tôi cùng nhau bán thẻ điện thoại di động, trong quá trình làm việc với nhau, anh ấy thấy tôi đáng tin nên giới thiệu cho tôi công việc khác của mình đó là làm trung gian, tìm và thuê sinh viên đi làm tại các công xưởng vào kì nghỉ hè hoặc nghỉ đông, cứ thuê được một người sẽ được trả 1000 tệ (khoảng 3,5 triệu đồng).
Công việc của tôi khi đó là giúp anh ấy quy mô hóa lại hệ thống thuê người của mình, chúng tôi tìm kiếm sinh viên tại hàng trăm trường đại học, tổ chức ra khoảng 50-60 “cơ quan đại diện”, trong vòng một tháng chỉ làm duy nhất một việc đó là đi kết nối, mỗi một người sẽ được phân một trường đại học, công việc là lập các nhóm các tài khoản để kết nối sinh viên trong trường có nhu cầu đi làm.
Cách làm này rất thành công, cả một kì nghỉ đông năm đó chúng tôi thuê được 6000-7000 sinh viên, lợi nhuận khá khả quan, cả một kì nghỉ đông cộng với kì nghỉ hè của năm sau, chúng tôi kiếm được hơn 60 vạn tệ (khoảng 2,1 tỷ đồng) doanh thu, cá nhân tôi được nhận 30 vạn tệ (khoảng hơn 1 tỷ đồng), đây là số tiền lớn đầu tiên tôi kiếm được khi còn đi học.
02. Lần khởi nghiệp thứ hai
Sau đó năm 2, vì học chuyên ngành liên quan tới ô tô, giáo viên dạy lái xe của tôi nhờ tôi tuyển học viên giúp thầy, cứ tuyển được một người, thầy sẽ trả cho 500 tệ (khoảng 1,7 triệu đồng), tôi thấy cũng không tồi, bởi lẽ khi đó tôi cũng đã có một hệ thống nhân lực nhất định nhờ công việc hồi năm nhất, vậy là tôi đồng ý giúp thầy, một tuần tôi thuê được mười mấy người, sau đó có khá nhiều giáo viên khác cũng tìm tới tôi, kêu tôi giúp các thầy tuyển học viên, tôi cũng rất vui vẻ đồng ý.
Khi đó tôi đã làm gì? Tôi lập ra một trang web, sau đó nhập tất cả thông tin các thầy dạy và trường dạy lái xe lên đó, tôi là trung gian, đóng vai trò như một người bảo hiểm, như Alipay, chẳng hạn, học viên chuyển học phí cho tôi, tôi sẽ chuyển cho giáo viên 30% tiền học đợt 1, sau đó mỗi một học phần, tôi sẽ chuyển cho giáo viên tiền phí của học phần đó.
So với việc tự đi tìm giáo viên hướng dẫn, học viên tìm tới tôi sẽ tiết kiệm được 200-300 tệ, bởi lẽ làm trung gian, tôi nhận phần tiền hoa hồng là 500-600 tệ, nhưng tôi sẽ chỉ lấy một phần, phần còn lại tôi trích ra làm ưu đãi cho các bạn sinh viên, vậy nên việc của tôi là bảo đảm và giúp các học viên tiết kiệm được học phí.
Khi đó vừa hay có làn sóng khởi nghiệp, các trang báo của thành phố, kênh tin tức, và cả trường học đều đưa tin về câu chuyện khởi nghiệp của tôi, cứ như vậy, chúng tôi bỗng dưng trở nên nổi tiếng, chỉ trong một thời gian ngắn, chúng tôi tuyển sinh thêm được 400-500 học viên.
Trong quá trình đó, tuy có rất nhiều người mô phỏng lại hình thức kinh doanh của chúng tôi, tuy nhiên, công việc kinh doanh của họ đều xuất hiện vấn đề, chẳng hạn, nếu một giáo viên nào trong hệ thống xảy ra vấn đề, vậy thì cả hệ thống cũng sẽ gặp bất lợi theo. Bản thân chúng tôi trong quá trình đó cũng xảy ra vấn đề, có trường hợp giáo viên cầm được 30% học phí liền bỏ chạy, mất tích, sau đó chúng tôi phải bồi thường tiền cho học viên. Sau chuyện đó, chúng tôi nghĩ mình phải chuyển hướng.
Khi quyết định chuyển hướng, rất tình cờ, tôi vừa hay gặp được người đầu tư đầu tiên của mình, họ đầu tư cho chúng tôi vài trăm vạn tệ (khoảng 10-16 tỷ đồng) để chúng tôi kinh doanh hình thức direct-sale, nghĩa là tự mua xe và tự mở trường dạy lái xe, cứ như vậy, mới năm hai thôi tôi đã là hiệu trưởng của trường dạy lái xe.
Mô hình kinh doanh tại trường của chúng tôi khác những ngôi trường khác ở chỗ nếu như ở nhưng ngôi trường khác, học viên tới học lái xe sẽ phải mời thầy hướng dẫn ăn uống, giáo viên là thượng đế, thì ở chỗ chúng tôi, chúng tôi xem các học viên là thượng đế. Chúng tôi mời học viên ăn uống, đi tới từng học viên nói cảm ơn với họ, bao rạp cho họ xem phim, tổ chức các hoạt động ngoài trời. Cả Thành Đô hơn 40 trường đại học, rất nhiều sinh viên đều là học viên của chúng tôi. Doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận tôi thu lại được không quá nhiều. Khi đó chúng tôi còn dự định khi số lượng học viên đã nhiều, sẽ mở thêm dịch vụ bán xe hoặc chăm sác khách hàng sau khi mua, nhưng dự định này không khả quan, bởi lẽ, phần đông sinh viên chưa thể tự mua được một chiếc xe, chưa kể ngay cả khi mua xe hay học lái xe ở chỗ bạn, vậy thì cũng chưa chắc đã có thể thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, vì vậy, ý tưởng đã bị từ bỏ. Lần kinh doanh này mang lại cho tôi khoảng 4 triệu tệ (khoảng 14 tỷ đồng).
03. Lần kinh doanh thứ 3
Khi cảm thấy ngành kinh doanh trường dạy lái xe, khả năng quay lại của khách hàng bằng 0 và chịu ảnh hưởng của nhiều chính sách, tôi không thể mở thêm chi nhánh tại các thành phố khác, và ý tưởng bán xe của tôi cũng không thực tế, trong khoảng thời gian đó, tôi đã nghĩ muốn làm một cái gì đó lớn hơn, tôi quyết định thử hình thức Internet kết hợp siêu thị, giống như hình thức của Costco, chuỗi bán lẻ khá nổi tiếng tại Mỹ, họ chỉ thu phí hội viên, không kiếm tiền từ sản phẩm, lúc đó tôi muốn làm một Costco phiên bản Trung Quốc.
Đầu tiên tôi tạo ra một app, tạo kho hàng, sau đó vận chuyển hàng hóa tới tận nhà cho khách hàng. Ban đầu khi mới làm, chúng tôi thu hút được hơn 1000 hội viên, cảm thấy hình thức kinh doanh này không tồi, tôi bắt đầu đầu tư nhiều hơn.
Sau đó, tôi nghĩ để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tôi đã mở một siêu thị nhỏ tại Đại học giao thông Tây Nam, tôi đầu tư vào đó hơn 80 vạn tệ (khoảng 2,8 tỷ đồng), hội viên trên app sẽ có thể uống cà phê miễn phí trong siêu thị của tôi, hoặc là được in ấn miễn phí. Tuy số lượng hội viên và số lượng mua hàng khi đó không tồi, nhưng trên thực tế tôi không kiếm được tiền, bởi vì phí hội viên không đủ để bù đắp vào chi phí vốn vận hành, lúc đó tôi nghĩ, vẫn là nên kiếm tiền từ sản phẩm theo hình thức siêu thị truyền thống.
Sau đó tôi mở tiếp các siêu thị thứ hai và thứ ba tại những trường đại học khác nhau, lần này tôi rất chú trọng tới vị trí, cửa hàng thứ 3 được đặt tại nơi mà xung quanh đều là những bốt lấy các gói hàng mua trên mạng, số tiền đầu tư cho cửa hàng này cũng rơi vào khoảng 60-70 vạn tệ (khoảng 2,1 – 2,3 tỷ đồng). Số liệu kinh doanh tháng đầu tiên quả thực rất tốt, bắt đầu kiếm được tiền, tuy nhiên, sau tháng đó, các bốt lấy các gói hàng mua trên mạng đều đã bị di rời đi, một khu vực vốn rất đông người qua lại bỗng nhiên trở nên thưa thớt, cửa hàng thứ hai cũng lỗ, cửa hàng đầu tiên cũng không kiếm được ra tiền, lúc này tôi làm được khoảng gần 1 năm, cũng đầu tư vài trăm vạn vào đó, số tiền tôi kiếm được từ việc mở trường dạy lái xe về cơ bản đều dùng để đầu tư vào đây, cố gắng tới năm 2019, không thể tiếp tục nữa, tôi đã nhượng lại hết cửa hàng.
Số tiền kiếm được trước đó về cơ bản đều thua lỗ hết sau lần mở siêu thị này. Năm đó tôi khoảng 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học.
04. Lần khởi nghiệp thứ 4
Lần khởi nghiệp thứ 4, tôi làm đại lý bán sản phẩm qua hình thức online cho các khách sạn. Việc này tôi làm cùng người bạn gái cũ của mình, tôi và cô ấy xin vào làm việc tại một công ty, tôi xin vào làm ở bộ phận bán hàng, cô ấy làm ở bộ phận vận hành, sau khoảng 1 tuần khi đã học được những kiến thức cơ bản, chúng tôi xin nghỉ. Về cơ bản là chúng tôi sẽ giúp họ tối ưu hóa lượng khách hàng truy cập, trong 1 năm, chúng tôi nhận hợp tác với hơn 2000 khách sạn, tôi khi đó sở hữu một đội ngũ sale khoảng 30 người, doanh thu một năm rơi vào khoảng 4-5 triệu nhân dân tệ (khoảng 14-17 tỷ đồng), lợi nhuận thu được rơi vào khoảng 1 triệu tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng).
Làm tới cuối năm 2019, trước dịch bệnh khoảng 1 tuần, tôi thuê một văn phòng khoảng 300-400 mét vuông, tiền cũng đã trả hết, thì dịch bệnh xảy tới, cứ như vậy toàn bộ tiền thuê văn phòng đều mất hết. Khoảng thời gian dịch bệnh, khi đó tôi đang quản lý khoảng 50 nhân viên, chúng tôi buộc phải giảm số lượng nhân viên, bồi thường, cứ như vậy, mọi nỗ lực trong suốt 1 năm, chỉ sau một đêm, tất cả quay lại vạch xuất phát.
05. Lần khởi nghiệp thứ 5
Sau khi dịch bệnh xảy tới, lúc đó tôi đã nghĩ không biết nên đi làm công hay tiếp tục khởi nghiệp, cuối cùng tôi vẫn chọn khởi nghiệp.
Tôi bắt đầu nghiên cứu xem trong thời gian dịch bệnh, mình có thể làm được gì, vừa hay lúc đó có một người bạn nhờ tôi phát triển một APP, mỗi một khách hàng tải APP, tôi sẽ được trả 30 tệ (khoảng 105 ngàn đồng). Sau đó tôi đi tìm những người trong ngành, rồi chia việc với họ, tôi lại làm môi giới, bản thân sẽ chỉ kiếm vài tệ trong 30 tệ đó, việc làm môi giới này giúp tôi kiếm được vài chục vạn tệ.
Sau đó tôi nghĩ liệu mình có thể đổi mới phương thức này hay không, nghĩa là tôi sẽ đi tìm những người muốn phát triển APP trên thị trường, giả sử tìm được 100 người, tôi sẽ chia việc với một người khác, để người đó tải cả 100 APP về, tôi và họ chia tiền.
Làm thế nào để tìm được 100 người muốn phát triển APP? Tôi thu thập thông tin trên thị trường sau đó thương lượng hợp tác. Tôi phát hiện ra mô thức kinh doanh nay rất có triển vọng, khi đó dịch bệnh, nhiều người chỉ ở nhà không có việc gì làm, anh chỉ cần tải hết những cái APP mà tôi muốn anh tải xuống, bản thân anh cũng kiếm được tiền, tôi cũng kiếm được tiền, đôi bên cùng có lợi.
Sau đó tôi nghiên cứu và phát triển một APP tập hợp những nhà phát triển phần mềm lại, từ 100 người lên thành 200, 300 người, sau đó tôi tiếp tục làm trung gian, tìm người tải APP và tôi ăn phần trăm, tôi lập ra được một nhóm khoảng 1000-2000 người chuyên tải APP. Hình thức kinh doanh này giúp tôi kiếm được khoảng 30-40 triệu tệ (khoảng 98-130 tỷ đồng).
Thực ra hình thức kiếm tiền theo kiểu này đã tồn tại khoảng 10 năm, chỉ là tôi có một mô thức tư duy mới mẻ hơn, tôi chủ yếu tập trung phát triển nhóm người tải APP để mở rộng uy tín phát triển APP của mình, cứ như vậy, tôi rất nhanh chóng trở thành người dẫn đầu trong ngành này. Người khác làm 10 năm không bằng tôi làm 1 năm.
Thực ra, con đường kinh doanh của tôi cứ như vậy, tích luỹ dần dần theo năm tháng và cảm thấy mình cần hoà vào thời cuộc. Tôi không ngại khó, ngại khổ, không sợ là người mở đường, miễn sao bản thân thấy được sự tươi mới và mang lại giá trị cho bản thân và gia đình, xã hội.