Bàn với chồng sửa nhà giúp mẹ vợ nhưng anh giả vờ không nghe thấy, việc anh làm càng khiến tôi bàng hoàng

Năm 28 tuổi, tôi gặp được chồng mình. Sau một năm hẹn hò, chúng tôi kết hôn và sống trong căn nhà được bố mẹ chồng mua cho từ trước đó.

Nói đến bố mẹ chồng, ông bà là đều là người trí thức, có thu nhập cao, thấu tình đạt lý. Khi tôi sinh con, chính là mẹ chồng đến ở cùng để chăm sóc, còn mẹ tôi vì sức khỏe không tốt nên không giúp được gì.

Khi tôi hết kỳ nghỉ thai sản, mẹ chồng vẫn ở lại để chăm con giúp tôi. Không những vậy, mẹ còn lo hết việc nhà từ nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp,… Mẹ luôn tôn trọng con cái, không can thiệp nhiều vào cuộc sống của vợ chồng tôi.

Khi hai vợ chồng cãi nhau, mẹ chồng chỉ trích chồng tôi mà không cần hỏi lý do. Mẹ thường nói:

– Đàn ông phải rộng lượng và bao dung, nhà không phải là nơi để nói lý lẽ.

Ngược lại, tôi cũng là một nàng dâu biết điều, thường xuyên tặng quà cho mẹ chồng, nhờ đó mà gia đình luôn êm ấm.

Mỗi lần vợ chồng tôi cãi nhau, mẹ chồng đều chỉ trích chồng tôi. (Ảnh minh họa)

Mỗi lần vợ chồng tôi cãi nhau, mẹ chồng đều chỉ trích chồng tôi. (Ảnh minh họa)

Khi con tôi đi học mẫu giáo, mẹ chồng mới về quê. Bố mẹ chồng bắt đầu đi du lịch, tham gia vào các câu lạc bộ, tận hưởng tuổi già.

Và, bố mẹ tôi ngày càng già đi. Thật không may, bố tôi bị nhồi máu cơ tim và qua đời đột ngột. Sau khi lo liệu đám tang cho bố xong, tôi đưa mẹ tới ở cùng cho bà bớt cô đơn. Nhưng sống được một thời gian ngắn, mẹ nói không quen ở thành phố nên về quê.

Chớp mắt đã 5 năm kể từ ngày bố mất, mẹ tôi năm nay đã 66 tuổi, sức khỏe ngày càng sa sút nhưng bà không bao giờ đến thăm vợ chồng tôi.

Đợt lễ 30/4 – 1/5, hai vợ chồng về quê thăm mẹ thì phát hiện nhà bà bị dột, tôi nhờ chồng dành thời gian thuê người đến sửa nhưng anh ấy không nói gì.

Hồi tháng 7, tháng 8, trời mưa nhiều, nhà mẹ cần sửa gấp. Sáng sớm hôm đó, khi đang ăn sáng, tôi nói với chồng:

– Chồng ơi, hôm nay anh gọi người đến sửa nhà cho mẹ em nhé? Mùa mưa đến rồi, nhà sẽ dột nhiều lắm, sao mẹ có thể ở được.

Chồng tôi vừa ăn vừa lướt điện thoại, như thể anh không nghe thấy gì và thậm chí không đáp lại lời vợ. Vì đang vội đi làm nên tôi lười tranh luận với chồng.

Tới chỗ làm rồi, càng nghĩ tôi lại càng buồn. Sau khi bố tôi qua đời, chồng đã tích cực thuyết phục mẹ vợ đến sống cùng. Khi mẹ không đến, anh tỏ vẻ không vui. Vậy mà giờ nhà mẹ vợ cần sửa chữa, anh lại “giả câm giả điếc”, tôi thật không hiểu chồng nữa.

Khi mẹ chồng bị ngã gãy xương phải nhập viện, tôi nghỉ việc nửa tháng để chăm sóc bà. Tôi lau người, đổ phân và nước tiểu cho mẹ chồng mà không phàn nàn nửa lời. Tôi đối xử với mẹ anh như vậy, thế mà khi bảo chồng gọi người sửa nhà cho mẹ vợ thì anh lại có thái độ như thế đấy. Càng nghĩ tôi càng tức giận.

Tôi bảo chồng gọi người tới sửa nhà cho mẹ mà anh vờ như không nghe thấy. (Ảnh minh họa)

Tôi bảo chồng gọi người tới sửa nhà cho mẹ mà anh vờ như không nghe thấy. (Ảnh minh họa)

Nhưng đến chiều khi về tới nhà, thấy người bên trong mà tôi choáng váng. Mẹ tôi đang ngồi trong phòng khách mỉm cười sắp xếp quần áo, còn chồng tôi thì đang bận rộn trong bếp. Trên bàn đều là những món mà tôi và con gái thích ăn.

Thấy tôi về, chồng tươi cười nói:

Em yêu, sáng sớm anh đã xin phép về quê. Kiểm tra nhà thấy nó dột nát quá, đổ tiền vào sửa cũng chẳng bõ công. Sức khỏe mẹ kém, cần lên thành phố khám bệnh nhiều nên anh đã thuyết phục mẹ về ở với chúng ta luôn. Anh cũng đi mua một số đồ dùng cần thiết cho mẹ rồi.

Nghe những lời chồng nói, tôi vừa cảm kích vừa khó hiểu, không hiểu sao lần này mẹ lại bằng lòng đến nhà tôi ở.

Mẹ nói, bệnh khớp của mẹ ngày càng nghiêm trọng, không làm được việc gì. Nghe con rể khuyên nhủ, mẹ đã đồng ý theo chồng tôi lên thành phố ở.

Từ ngày mẹ tôi đến ở cùng, chồng luôn quan tâm đến bà. Đi đâu chơi, có gì ngon, anh đều mua về cho mẹ tôi. Mỗi lần mẹ đi khám, anh đều xin nghỉ để đưa bà đi. Mẹ chồng cũng thường xuyên ghé qua nhà, trò chuyện với mẹ tôi. Cuộc sống cứ thế trôi qua êm ả, tôi chẳng cầu mong gì hơn ngoài bố mẹ khỏe mạnh, ở bên con cái dài lâu, gia đình hòa hợp thế là đủ rồi.