Chăm sóc bố chồng 76 tuổi suốt 15 năm mà không nhận một xu, sau khi ông qua đời, luật sư bất ngờ đến nhà thông báo

Nhận được những gì luật sư đưa tới, cả gia đình mới ngỡ ngàng.

Triệu San (35 tuổi, Trung Quốc) có chồng là Lý Quốc Cường, con cả trong gia đình. Bố mẹ chồng của Triệu San từng là giáo viên trong làng. Sau khi nghỉ hưu, hai ông bà họ Lý sống bằng mức lương hưu dư dả lên tới 10.000 NDT hàng tháng, nuôi vài con gà và có một cuộc sống bình yên ở nông thôn. Tuy nhiên, bà Lý nói rằng cả đời chưa từng sống ở thành phố nên mong muốn chuyển lên thị trấn để tận hưởng tuổi già.

Ngay sau đó, với sự giúp đỡ của người thân, họ mua được căn nhà cũ rộng 60m2 ở thành phố. Cuộc sống hàng ngày của họ được sắp xếp khá thoải mái: buổi sáng đi dạo và tham gia hoạt động cộng đồng, buổi chiều ở nhà nghỉ ngơi và buổi tối ra công viên khiêu vũ.

Cuộc sống những tưởng bình yên thì một tai nạn bất ngờ xảy ra. Bà Lý bất ngờ bị tai nạn qua đời, điều này trở thành một đòn đả kích nặng nề với ông Lý. Cả ngày ông đều thẫn thờ, không có niềm vui trong sinh hoạt thường ngày.

Hai ông bà có 3 người con trai. Chồng của Triệu San là con trai cả, hồi nhỏ học kém, bây giờ chỉ kiếm sống bằng nghề làm ruộng. Hai người con trai còn lại thì đều học đại học và ở lại tỉnh lỵ để làm việc sau khi tốt nghiệp. Trước tình cảnh đó, sau khi bàn bạc, ba anh em quyết định không thể để người cha già tiếp tục sống một mình, mà cần có 1 người đón ông về chăm sóc.

Ban đầu, ông Lý không đồng ý sống phụ thuộc vào các con, tuy nhiên, một ngày nọ, khu dân cư bị mất điện, thang máy không hoạt động, ông vô tình bị ngã khi đang đi cầu thang. Mặc dù vết thương không nghiêm trọng nhưng ông vẫn cần nghỉ ngơi vài tháng để hồi phục, cần người ở bên chăm sóc. Lúc này, ông mới bằng lòng sẽ chuyển tới ở cùng con trai. Tuy nhiên, ở nhà của ai lại là vấn đề phải bàn bạc.

“Tôi và vợ đều đi làm. Nếu bố đến ở, sợ là cả ngày sẽ không có ai chăm sóc”, người con thứ hai nói.

“Nhà con có mẹ vợ ở cùng, giờ đón bố về ở chung thì không hay cho lắm”, người con út cũng đưa ra lý do.

Thấy vậy, Lý Quốc Cường nhận sẽ đón bố về quê. Gia đình 2 người em lập tức cảm ơn rối rít, hứa sẽ về thăm bố thường xuyên.

Gia đình Lý Quốc Cường và Triệu San ở trong một căn nhà rộng lợp ngói, có ba phòng rưỡi. Sau khi đón ông Lý về, vợ chồng hai người thay phiên nhau chăm sóc ông trong sinh hoạt thường ngày. Thấy ông nằm liệt giường, sụt ký nhiều, Triệu San lo về nguy cơ teo cơ nên khi rảnh rỗi, vợ chồng cô hay xoa bóp cho bố chồng. Nếu ngày trời đẹp, hai vợ chồng nhờ hàng xóm giúp chuyển giường bố chồng ra ngoài sân để ông có thể tận hưởng không khí bên ngoài.

“Thật khổ cho các con”, ông Lý nhiều lần từng nói.

“Không có gì đâu bố, chăm sóc bố là trách nhiệm của chúng con mà, giống như ngày xưa bố mẹ chăm sóc cho con cháu thôi ạ”, họ đáp.

Ảnh minh họa: Sohu

Dưới sự chăm sóc chu đáo, ông Lý cuối cùng đã có thể đi lại được sau hơn nửa năm nằm trên giường. Thấy bố đã bình phục, gia đình 2 người em trai lại đến nhà, muốn đón bố lên thành phố dưỡng già. Nhưng trong lúc trò chuyện, họ không ngừng dò hỏi về ngôi nhà ở thị trấn cùng với khoản lương hưu mà ông đang có trong tay. Ông Lý bực bội nhưng không trách móc gì, chỉ bảo muốn sống ở quê cho thanh bình, vui vẻ. Cuối cùng, 2 người em trai thất vọng rời đi, từ đó cũng ít về thăm bố.

Dần dần, ông Lý hòa nhập rất tốt với cuộc sống làng xóm điền viên xung quanh, thỉnh thoảng tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, vui vẻ tận hưởng tuổi già. Nhiều người trong làng đều khen vợ chồng con cả hiếu thảo, nhưng cũng không ít người dèm pha, cho rằng họ phục vụ ông cụ vì mục đích tư lợi cá nhân. Những lời đồn lọt đến tai vợ chồng Triệu San nhưng họ không bận tâm lấy nửa lời.

Vài năm sau đó, con trai của Lý Quốc Cường và Triệu San chuẩn bị lấy vợ nhưng chưa chuẩn bị đủ tiền để mua nhà tân hôn. Ông Lý biết chuyện bèn bán căn nhà trong thị trấn, lấy số tiền đưa cho cháu trai: “Cháu sắp lập gia đình rồi, ông nội không có vàng bạc gì để cho, chỉ có 120.000 NDT, cháu cầm lấy mà mua nhà nhé!”

Hai vợ chồng Triệu San vội vàng từ chối, nhưng ông Lý kiên quyết cho cháu, lập tức tỏ vẻ nổi giận nếu họ không đồng ý nhận tiền. Cuối cùng, họ cảm động rơi nước mắt, vừa nhận tiền vừa cảm ơn ông nhiều lần.

Một năm sau đó, vợ chồng Triệu San nhận khoán nhiều ruộng ở quê và được mùa bội thu, kiếm được rất nhiều tiền. Họ lập tức muốn trả lại 120.000 NDT cho ông Lý.

Khi bắt gặp vẻ tức giận của bố chồng, Triệu San đã nói: “Bố ơi, bố không chỉ có một cháu trai. Nếu bố cho cháu trai lớn 120.000 NDT, sau này các nhà khác biết chuyện và đến hỏi xin tiền thì bố biết làm thế nào?”

Khi nghe con dâu cả hỏi câu này, ông Lý nhất thời không nói nên lời. Cuối cùng, ông đành miễn cưỡng nhận lại số tiền đó. Ngày hôm sau, ông đến ngân hàng trong thị trấn và gửi tiền.

Cuối mùa đông năm ngoái, ông Lý 76 tuổi, bị bệnh nặng rồi qua đời. Vào giờ phút trước khi lâm chung, ông gọi tất cả người thân tới và nói: “Sau khi bố qua đời, con cháu không được tranh chấp tài sản gia đình. Bố đã sắp xếp việc phân chia hết rồi.”

Ảnh minh họa: Sohu

Sau ngày ông mất, đám tang vừa hoàn thành thì bất ngờ có 2 luật sư đến nhà. Hóa ra, họ tới công bố di chúc của ông Lý đã giao phó khi còn sống.

Để ngăn cản ba người con trai tranh giành tài sản của gia đình sau khi ông qua đời, ông đã viết trước di chúc với nội dung cụ thể: Tài sản có tổng cộng 750.000 NDT, trong đó có 300.000 NDT tiền bồi thường từ vụ tai nạn của bà Lý. Con trai cả Lý Quốc Cường sẽ thừa kế 450.000 NDT, còn 300.000 NDT được chia đều cho 2 con trai còn lại.”

Ông để lại 1 bức tâm thư: “Lúc các con đọc được bức thư này, có lẽ bố đã rời khỏi thế giới này rồi. Bố sống ở nhà thằng cả nhiều năm như vậy, chưa bao giờ cho lợi ích gì, mà toàn khiến con cháu phải chăm sóc, quan tâm. Do đó, bố hy vọng con cháu còn lại đều là người văn minh, tình nghĩa, có ăn học đàng hoàng, sẽ hiểu cho quyết định phân chia tài sản cũng như tâm tình của bố vào giờ phút này.”

Nhờ cách phân xử đầy tình cảm của ông Lý, con cháu không có lấy một lời dị nghị. Họ ôm lấy nhau và bật khóc, tiếc thương cho sự ra đi của cha mình. Từ bây giờ, họ càng thấu hiểu giá trị của tình thân, cũng như quý trọng khoảng thời gian mà gia đình còn có thể ở bên nhau.