Vay tiền là một cuộc giao dịch có rủi ro cao, nếu không cẩn trọng, bạn có thể “mất cả chì lần chài”.
Trong cuộc sống thực tế ngày nay, từ nhạy cảm nhất là “vay tiền”. Chuyện cho vay không chỉ ảnh hưởng đến tình cảm mà còn liên quan trực tiếp đền tình hình tài chính của mỗi cá nhân. Nhưng dù vậy, nhiều người vẫn vì sĩ diện và đáp lại câu “Bạn vay bao nhiêu?” mà họ không biết rằng mình đã nắm chắc phần thua thiệt.
Vì vậy, đối với vấn đề vay và trả tiền, chúng ta cần có một số “kỹ năng” để không đắc tội với người khác và không để bản thân rơi vào thế bị động. Và những người thực sự thông minh sẽ trả lời như thế này:
1. Nó được sử dụng để làm gì?
Khi đã kiếm được một số tiền nhỏ, hoặc tiết kiệm một chút, nhiều người chắc hẳn sẽ nhận được vài câu như sau:
“Nghe nói gần đây anh kiếm được rất nhiều tiền, anh sẽ không từ chối cho tôi mượn một ít chứ?”.
“Gần đây mình hơi kẹt tiền, cậu có thể giúp mình một chút được không?”.
Họ không đề cập đến việc họ muốn vay tiền để làm gì và cũng chẳng hề quan tâm bạn định dùng số tiền đó để làm gì. Thứ duy nhất họ quan tâm là bạn đang có một món tiền và họ có thể trông cậy được ở đó.
Có một câu nói xưa rất hay: “Cứu nguy chứ không được cứu người nghèo”.
Mã Y Lợi đã chia sẻ trong chương trình trước đây: “Tôi chưa bao giờ vay một xu từ người yêu của mình”.
Cô giải thích rằng người Thượng Hải có quan niệm về tiền giống nhau: Bạn có thể làm bao nhiêu việc trong khả năng của mình, có 10 tệ thì mua 8 tệ, hãy giữ trong khả năng của mình và không nên đi vay mượn ai.
Tất nhiên, nếu bạn quên mang tiền vì bạn ra khỏi nhà, hoặc người nhà của bạn xảy ra sự cố cần sử dụng tiền chữa bệnh, bạn phải mượn. Đó là những trường hợp bất khả kháng.
Nhưng còn đối với những người bạn xã giao hoặc đơn giản là những người quen tiêu xài phung phí, tốt nhất bạn nên cẩn trọng. Tốt hơn hết là không nên cho người không thân quen mượn tiền. Không ít người đã rơi vào cảnh đi đòi nợ. Sau nhiều lần thất hẹn, dù làm to chuyện nhận lại tiền thì suy cho cùng vẫn bị coi là “mất”, vì sau đó, một số mối quan hệ sẽ thay đổi, và điều này hiển nhiên không tốt cho bạn.
Bởi vậy khi ai đó mượn tiền, trước hết xem mối quan hệ có đáng tin tưởng hay không, sau đó xem đến lý do rồi hãy quyết định.
2. Khi nào bạn trả?
Một học giả cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát, và kết quả rất thú vị: Sau khi vay tiền, bên vay có thể trả lại đầy đủ đúng hạn chỉ chiếm 24,2% tức là chưa đến 1/3.
Sau khi vay tiền, có tới 80% “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, thậm chí có 7,2% chọn cách cắt đứt mối quan hệ. Đây là thực tế trần trụi!
Rõ ràng bạn là người cho vay tiền nhưng bạn vẫn thấp giọng đòi trả nợ, nếu ép quá, tình cảm cũng vì thế mà rạn nứt. Đến khi trả được tiền thì cũng là lúc người nợ và người cho mượn tiền cắt đứt quan hệ.
Như người ta đã nói, nếu bạn muốn mất đi một người bạn, bạn chỉ cần cho anh ta vay tiền, cho dù mối quan hệ của bạn có sâu đậm đến đâu, bạn cũng dễ dàng hủy hoại nó khi đối mặt với tiền bạc.
Có một câu chuyện như thế này: Có lần tôi cho một người bà con vay hàng chục ngàn tệ và họ nói sẽ trả sau nửa năm. Nhưng sau cả năm, người bên kia không nhắc đến một lời. Tôi đã gọi điện hỏi thăm, dùng đủ mọi cách nhắc khéo nhưng hoàn toàn không có tác dụng với đồi phương.
Điều khó chịu hơn nữa là người đi vay có cuộc sống tốt hơn mình, có nhà, xe hơi, đồ hiệu, thường xuyên đi du lịch. Cuối cùng, thực sự không còn cách nào khác, tôi đành nhờ bố mẹ hỏi cho ra lẽ, nhưng bên kia thì tức tối vì chuyện này: “Không phải chỉ có 70.000 tệ thôi sao? Hai ba tháng hai vợ chồng cậu mới kiếm lại được, thật keo kiệt!”.
Có thể tưởng tượng rằng hai gia đình này sẽ cắt đứt hoàn toàn quan hệ sau khi nhận tiền.
Vì vậy, khi cho vay tiền, bạn phải đo lường tư cách của bên kia, xác định thời gian trả nợ, và tốt nhất nên tìm người làm chứng để cả hai có cơ sở cho sau này. Một số người nói rằng tiền là nền tảng của mối quan hệ.
Khi ai đó vay tiền, nếu bạn trả lời trực tiếp “Vay bao nhiêu”, họ sẽ nghĩ rằng tiền của bạn rất dễ vay, và đương nhiên họ không vội trả lại. Nhưng nếu bạn trả lời “Để làm gì” và “Bao giờ thì trả lại”, thì bên kia sẽ phải suy nghĩ và cân nhắc, đồng thời đưa ra thời hạn trả tiền.
Tựu trung lại, hãy nhớ một câu, cho người khác vay tiền là tình cảm, không vay mới là nghĩa vụ. Hãy thận trọng với từng xu kiếm được từ quá trình làm việc chăm chỉ của bạn. Tiền mồ hôi nước mắt của bạn, đừng đợi người khác định đoạt!