Sổ mũi, hắt hơi hay chảy nước mũi đều là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải mẹ nào cũng biết xử lý đúng cách khi con mình gặp phải tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ “chỉ mặt gọi tên” 10 cách trị sổ mũi cho bé vừa hiệu quả, an toàn mà lại vô cùng đơn giản.
1. Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, thông thường triệu chứng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể tự hết sau 3 – 5 ngày hoặc 1 tuần. Tuy nhiên khi bé bị sổ mũi, chảy nước mũi sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của con. Tình trạng này không dứt hẳn sau vài ngày mà kéo dài thì có thể dẫn tới một số bệnh về đường hô hấp.
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi như:
– Không khí khô
Niêm mạc của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm với không khí khô. Khi bé bị sổ mũi do không khí khô, thường có xu hướng khịt khịt chứ không sổ mũi hay chảy nước mũi.
– Bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng
Niêm mạc mũi của trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt với gió, bụi, khói từ ngoại cảnh, khói thuốc lá… Những yếu tố này đều gây kích ứng niêm mạc bé, gây ra các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục…
Bên cạnh đó, các tác nhân như lông thú cưng, côn trùng, phấn từ các loại hoa, nấm mốc từ chăn màn hay quần áo cũng là nguyên nhân khiến bé bị dị ứng. Khi tiếp xúc với những yếu tố này, bé thường bị sổ mũi đi kèm với các triệu chứng khác như hắt xì, mắt đỏ và ngứa.
Tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể kéo dài tới hàng tuần, thậm chí trong nhiều tháng.
– Bé bị nhiễm lạnh
Đây được xem là nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi. Khi bé bị nhiễm lạnh, đường hô hấp bị nhiễm trùng dẫn tới sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong.
Do hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa được hoàn thiện, cảm lạnh và bị cúm là những tình trạng thường xuyên xảy ra, thậm chí với những bé dưới 1 tuổi, sức đề kháng yếu hơn, bé có thể bị nhiễm lạnh từ 6 – 10 lần.
Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nhiễm khuẩn thứ phát như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản…
Trường hợp bé bị nhiễm lạnh dẫn tới cúm sẽ khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng của bé vốn đã yếu lại càng bị suy giảm do sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Bên cạnh việc sổ mũi, hắt hơi, bé còn có những biểu hiện như nhức đầu, sốt, đau mỏi cơ, nhức mỏi toàn thân dẫn tới chán ăn, lười ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của cơ thể.
– Dị vật ở mũi
Vật lạ bị vướng trong mũi cũng sẽ khiến niêm mạc mũi bé bị tổn thương dẫn tới chảy nước mũi. Lúc này, nước mũi chảy ra thường có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi kèm máu, mũi có thể sưng lên và gây đau
Nếu dị vật đó là hạt đậu, bỏng ngô, sỏi, giẩy… hay bất cứ thứ gì khác đều có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí gây ảnh hưởng tới tính mạng do những vật này có thể làm cản trở quá trình hô hấp của bé. Để giúp bé trở lại bình thường, mẹ hãy loại bỏ những dị vật đó càng sớm càng tốt. Trường hợp dị vật to, mẹ cần phải đứa con đến gặp bác sĩ, hạn chế tối đa việc kéo dài tình trạng này.
2. Cẩm nang 10 cách trị sổ mũi cho bé theo phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả
2.1. Cho bé ăn cháo hành nấu với tía tô
Đối với những bé có thể ăn cháo, khi bé bị sổ mũi, mẹ có thể nấu cháo hành với tía tô cho con, đây là bài thuốc dân gian điều trị cảm cúm, sổ mũi quen thuộc với mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi nấu cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, mẹ cần đảm bảo rằng cháo phải được chế biến mềm hơn và rau được thái nhuyễn hơn.
2.2. Điều trị chứng sổ mũi cho bé với gừng và mật ong
Mẹ dùng một miếng gừng nhỏ, bỏ vỏ và giã nát, sau đó đun với một chút nước có pha sẵn mật ong, khuấy đều hỗn hợp và cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ 1 thìa cà phê nhỏ.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng với các bé trên 1 tuổi.
2.3. Mẹ ngâm chân bé bằng nước gừng ấm để trị sổ mũi cho con
Gừng đặc biệt có tác dụng trong việc làm điều trị sổ mũi, cảm cúm, nhiễm lạnh. Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi bé để bé dễ đẩy ra ngoài hơn, hoặc mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc làm sạch dịch này bằng dụng cụ hút mũi.
2.4. Cho bé uống nước tỏi để trị sổ mũi
Tỏi từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng, trong đó có trị sổ mũi cho trẻ. Tuy nhiên, vì tỏi có mùi và vị rất nồng và hăng khiến bé khó chịu, mẹ có thể nướng tỏi lên trước rồi giã nhuyễn sau đó thêm vào một lượng nước phù hợp và cho bé uống.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thêm tỏi vào khẩu phẩn ăn của bé mỗi ngày.
Tỏi không những có tác dụng trị sổ mũi hiệu quả, nhanh chóng mà còn hỗ trợ điều trị chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng nhờ thành phần có chứa hàm lượng cao chất allicin – một hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm viêm, diệt khuẩn và bảo vệ niêm mạc đường hô hấp của trẻ trước sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài việc cho trẻ uống nước tỏi, mẹ cũng có thể xông mũi bằng tỏi cho con để trị chứng sổ mũi. Mẹ giã nhuyễn tỏi, sau đó cho vào một lọ thủy tinh và đổ ngập nước sôi, chờ khoảng 3 phút rồi để mũi con sát miệng lọ để con ngửi hơi nước bốc lên.
2.5. Cho trẻ uống nước lá húng quế và tỏi nướng
Mẹ dùng khoảng 5 – 8 tép tỏi (tùy vào kích thước củ tỏi) sau đó cho vào nướng đến khi tỏi vàng, dậy mùi thì lấy ra, bỏ vỏ và giã nhuyễn.
Mẹ tiếp tục giã nhỏ 10 -15 lá húng quế, sau đó trộn đều với tỏi đã giã nhuyễn và cho nước sôi vào hỗn hợp và chắt lấy nước. Cho trẻ uống mỗi ngày từ 2-3 lần nước thu được sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.
2.6. Mẹ cho bé uống nước tỏi với cà chua và chanh để trị chứng sổ mũi
Mẹ ép lấy nước cà chua sau đó đun sôi nước ép thu được, thêm vào một 1 thìa cà phê tỏi bằm và 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng với 1 chút muối. Đảo đều cho hỗn hợp này sôi trở lại trong khoảng 3 phút.
Đổ hỗn hợp thu được ra cốc, chờ cho nguội bớt, chia ra thành 2 phần và cho bé uống hết trong ngày. Bài thuốc dân gian này có tác dụng trị sổ mũi, kích thích tái tạo niêm mạc và lớp màng nhầy bảo vệ trong khoang mũi của bé.
2.7. Mẹo trị sổ mũi cho bé từ lá hẹ hấp mật ong
Lá hẹ có tính ấm, vị chua và cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Đặc biệt, theo kinh nghiệm dân gian, thành phần kháng sinh có trong lá hẹ giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn và virus gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng viêm mũi họng, cảm cúm, từ đó làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ vô cùng hiệu quả.
Tuy nhiên vì lá hẹ có vị hơi hăng nên có thể con sẽ không thích, lúc này mẹ có thể kết hợp lá hẹ với mật ong để điều trị sổ mũi cho con. Mẹ lấy lá hẹ tươi, cắt khúc ngắn khoảng 2cm sau đó cho vào bát và thêm một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ sao cho ngập mặt lá hẹ. Cho cả hỗn hợp này vào nước sôi và hấp cách thủy trong khoảng 30 phút, sau đó mẹ chắt lấy nước trong bát và mỗi lần cho trẻ dùng 2-3 thìa, nên uống liên tục từ 2-3 lần mỗi ngày để có hiệu quả nhanh hơn.
2.8. Bé bị sổ mũi có thể dùng kết hợp lá hẹ với chanh và nghệ tươi
Ngoài mật ong, lá hẹ còn có thể kết hợp với chanh và nghệ tươi cũng có tác dụng trị sổ mũi cho bé. Mẹ thái chanh tươi thành nhiều lát mỏng, lá hẹ cũng cắt khúc ngắn, nghệ nướng chín, bỏ vỏ và giã nát, sau đó cho tất cả các nguyên liệu này vào một bát sạch, thêm vào 4 muỗng nước lọc rồi hấp cách thủy từ 15 – 20 phút.
Mỗi ngày, sau các bữa ăn chính khoảng 15 phút, mẹ chắt lấy 2 thìa cà phê từ hỗn hợp thu được và cho trẻ uống để trị sổ mũi.
2.9. Kết hợp lá hẹ, hoa đu đủ đực và hoa khế để trị sổ mũi cho bé
Mẹ có thể dùng lá hẹ kết hợp với hoa khế và hoa đu đủ đực lượng bằng nhau để đẩy nhanh hiệu quả trị sổ mũi, chảy nước mũi cho bé. Đem cả 3 nguyên liệu đã chuẩn bị hấp chung với đường phèn trong khoảng 15 phút, sau đó nhấc ra, để nguội bớt.
Dùng thìa dằm nát các nguyên liệu có trong chén thuốc, cho bé ăn mỗi lần 1 thìa cà phê, duy trì đều đặn 3 lần/ngày trong nhiều ngày liên tục sẽ thấy kết quả.
2.10. Thêm tinh dầu bạc hà vào nước tắm
Thêm tinh dầu bạc hà vào nước tắm là mẹo chữa sổ mũi cho bé rất hay được áp dụng trong dân gian. Thành phần menthol trong bạc hà có lợi ích làm cho thông thoáng đường thở, giảm kích thích ở niêm mạc hô hấp cũng như cải thiện triệu chứng sổ mũi đáng kể. Bên cạnh đó, giải pháp này còn có lợi ích giảm ngứa da, sẩn đỏ, phát ban và nổi mề đay lúc thời tiết chuyển lạnh.
Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm cho thông thoáng đường thở, giảm sổ mũi, hỗ trợ chức năng hệ hô hấp.
3. Một số cách khác trị sổ mũi cho bé mẹ nên biết
3.1. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý rất an toàn, có khả năng làm loãng chất nhờn giúp trẻ dễ chịu hơn. Mẹ nên làm ấm lọ nước muối, nhỏ mũi cho trẻ, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ở từng bên mũi.
Mẹ đặt bé nằm ngửa, phần đầu thấp hơn phần chân, sau đó mẹ nhẹ nhàng nhỏ từ 1-2 giọt nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% vào mỗi bên mũi của trẻ. Sau 1-2 phút, mẹ dùng dụng cụ hút mũi hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.
3.2. Mẹ dùng tinh dầu khuynh diệp để trị sổ mũi cho bé
Tinh dầu khuynh diệp được chiết xuất từ lá cây bạch đàn, có công dụng giảm sổ mũi, hắt hơi, ho cũng như sổ mũi ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Tinh dầu từ cây bạch đàn có độ an toàn cao, nhẹ dịu và gần như không gây kích ứng.
Để trị sổ mũi cho bé, mẹ có thể thoa 1 ít dầu lên cổ, bụng và mũi bé. Mẹ nên chú ý khi thoa ở mũi con sử dụng 1 lượng vô cùng ít để tránh làm trẻ khó chịu cũng như quấy khóc.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thêm tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm hoặc máy tạo độ ẩm giúp loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong hốc mũi của con.
3.3. Cho trẻ uống nhiều chất lỏng hỗ trợ điều trị sổ mũi
Để trị sổ mũi cho bé hiệu quả, mẹ hãy chú ý cho bé uống nhiều chất lỏng như bú mẹ nhiều cữ hơn, tăng cường bổ sung cho trẻ nhiều nước, sữa, nước trái cây, súp hoặc thức ăn dạng lỏng… Hơi nước sẽ giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hốc mũi hơn.
3.4. Massage làm giảm sổ mũi cho bé
Mẹ có thể massage để làm giảm chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ, kỹ thuật này giúp nâng cao cường độ đưa lưu dịch tiết hô hấp, giảm ứ đọng đờm ở cổ họng và cải thiện hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi.
Mẹ có thể xoa bóp vùng ngực và một số huyệt vị để làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ như sau:
+ Mẹ lấy một vài giọt tinh dầu khuynh diệp thoa đều ở tay cho nóng lên.
+ Xoa nhẹ vào ở vùng ngực của trẻ trong khoảng 60 giây.
+ Mẹ dùng 2 ngón tay út xoay tròn ở huyệt Nghinh hương (huyệt nằm ở 2 bên cánh mũi) trong khoảng 30 giây.
+ Tiếp tục dùng ngón tay út xoa nhẹ ở huyệt Ấn đường (huyệt nằm giữa 2 đầu chân mày) trong 40 giây.
3.5. Sử dụng máy hút mũi lấy dịch nhầy giúp trị sổ mũi cho bé
Mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường và nghiêng đầu qua bên phải, nhỏ từ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé. Sau đó nghiêng đầu bé sang trái cũng như nhỏ nước muối vào lỗ mũi bên kia.
Đặt một đầu mềm của máy hút mũi vào ngay cửa lổ mũi của bé, mẹ ngậm đầu còn lại nhẹ nhõm hút để lấy hết dịch nhầy ra khỏi mũi bé. Thực hiện tương tự với lỗ mũi bên kia. Mẹ nên đặt đầu con cao hơn chân, để dịch nhầy trong hốc mũi thoát ra dễ dàng hơn.
4. Một số lưu ý khi trị sổ mũi cho bé
– Không nhỏ vào mũi bé các thuốc có dầu hay các loại thuốc làm co mạch máu.
– Không trị sổ mũi cho bé bằng thuốc kháng sinh khi chưa được tư vấn bởi bác sĩ.
– Không lạm dụng thuốc nhỏ mũi hay rửa mũi bé quá nhiều, đặc biệt không nhỏ trực tiếp nước tỏi vào mũi bé.
– Trẻ bị sổ mũi, chảy ra nước mũi có màu vàng có nghĩa là mũi bé đã bị nhiễm khuẩn, lúc này ngoài việc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, mẹ bắt buộc phải hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc hạ sốt cho con đúng cách.
– Luôn giữ ấm cho trẻ mỗi khi ra ngoài vào thời tiết lạnh, đảm bảo vệ sinh cho trẻ thường xuyên vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu nên dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập.
– Tăng cường sức đề kháng toàn diện cho trẻ giúp cơ thể con tự sản sinh kháng thể chống lại các tác động tiêu cực từ ngoại cảnh bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua khẩu phần ăn hằng ngày, sữa bột công thức hoặc những sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành riêng cho bé.