Tận tâm chăm sóc mẹ vợ lúc bà đau ốm, chàng rể không ngờ sau này lại đổi đời nhờ tờ tiền 50K mà bà để lại trước khi mất.
Người xưa từng dặn “có đức mặc sức mà ăn” ý khuyên mọi người nên sống tử tế, đạo đức ắt sẽ gặp điều suôn sẻ. Chưa thể kiểm chứng tính xác thực của điều này nhưng dễ nhận thấy là người sống lương thiện, cư xử tử tế sẽ được nhiều người yêu thương và cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.
Một ví dụ điển hình là gần đây mình đọc được câu chuyện về người con rể tận tâm chăm sóc mẹ vợ lúc bà bệnh nặng và về sau anh này bất ngờ đổi đời đáng kinh ngạc.
“Tính đến thời điểm này đã 5 năm sau ngày mẹ chồng mất. 5 năm qua quả là 1 thay đổi ngoạn mục đổi với vợ chồng tôi. Từ vợ chồng nghèo, thậm chí phải vay mượn tiền chữa bệnh cho vợ, cho mẹ, chúng tôi đã có tài sản của riêng mình. Hai đứa đã có đất, có nhà cho thuê. Điều này đến nằm mơ tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ được. Tất cả nhờ mẹ vợ tôi mọi người ạ”, người con rể cho biết.
Anh kể, lúc về làm con rể của mẹ cũng là khi 2 người anh vợ ra riêng để lập gia đình. Thấy mẹ vợ sống lủi thủi một mình, anh và vợ thường xuyên đến thăm vì ở cách đó không xa.
Biến cố xảy ra khi con trai của anh được 2 tuổi thì vợ bị đột quỵ, phải ngồi xe lăn vì liệt nửa người dưới. “Hàng ngày tôi phải làm kiếm tiền nuôi vợ con. Dù rất vất vả nhưng tôi không hề kêu than bởi nghĩ ông trời muốn thử thách mình. Thêm nữa, từ ngày vợ bị như vậy, bà ngoại thường xuyên qua nhà giúp đỡ chăm cháu ngoại, chăm vợ tôi cho tôi yên tâm đi làm”, anh tâm sự.
Trong khi đó, 2 người anh trai của vợ lại ít khi quan tâm đến mẹ. Thậm chí, khi bà đau ốm, họ cũng không ai đoái hoài. Thấy tình cảnh của mẹ vợ như vậy, người con rể rất thương bà và xem như mẹ đẻ của mình.
(Ảnh minh họa: VietNamNet)
5 năm trước, mẹ vợ của anh bị bệnh nan y. Tuy có 2 con trai nhưng bà bệnh mà không người nào ngó ngàng. “Tôi đón bà về hẳn bên nhà mình để tiện chăm nom. Nhiều lần tôi phải vay nợ, cầm sổ đỏ để có tiền cho bà điều trị. Bởi vợ đã nằm đó không lo được cho bà thì tôi sẽ thay cô ấy chăm sóc. Nhưng cuối cùng nợ vẫn nợ mà người mất vẫn mất.
Trước lúc lâm chung, mẹ vợ vẫn tỉnh táo lắm. Bà kéo tay tôi cho một tờ 50 ngàn đồng để dưới gối. Nhưng bà dặn không được tiêu, cứ để đó đợi một hai năm nữa sẽ có người đến mua mới bán. Bà bảo được 1 khoản tiền, 2 vợ chồng lúc đó có nghĩ đến chuyện sinh con thì sinh thêm. Dặn dò xong thì bà đi”, người con rể kể lại.
Lúc nghe tin bà mất, 2 người con trai ruột tìm đến đám tang rồi đòi tiền phúng viếng trong khi trước đó chẳng thèm chăm sóc mẹ. Người con rể vẫn đưa hết tiền cho các anh vì “không muốn bà vừa mất đã phải chứng kiến cảnh các con bất hòa vì tiền phúng điếu”. Suy nghĩ này thật nhân văn, cho thấy anh tôn trọng, quý mẹ vợ thật lòng mà không vụ lợi.
Bẵng đi một thời gian, trong ngày giỗ đầu của mẹ vợ, người con rể bất ngờ khi có vị khách lạ tìm tới. “Anh ta cho biết chuyên sưu tầm tiền. Anh ta hỏi rằng, nhà tôi có tờ tiền quý nào không. Tò mò nên tôi cũng mang tờ tiền mẹ vợ cho trước khi mất cho anh ta xem. Do tờ tiền có số seri đẹp nên anh ta cứ nằng nặc đòi mua với giá 1 tỷ đồng và 1 mảnh đất. Thấy được giá hời và nhớ tới lời dặn của mẹ vợ nên tôi bán luôn.
Chỉ khi người ấy rời đi, ông mới nhắn tin cho tôi biết rằng là người quen của mẹ vợ. Số tiền và mảnh đất đó chính là của cụ đã gửi anh ta trước đó. Bà muốn thử lòng các con nhưng chỉ thấy mỗi con rể là tốt với bà nhất nên nghĩ cách hợp thức hóa của cải cho người con hiếu thảo để 2 con đẻ không tị nạnh được”, chàng rể kể.
Cảm kích trước tấm lòng của mẹ vợ, anh đã mang số tiền vừa nhận được để đầu tư bất động sản. May mắn, càng ngày anh càng gặp thuận lợi và phất lên như diều gặp gió.
“Mảnh đất bà ngoại cho tôi cũng đã xây nhà cho thuê. Ngoài ra 4 năm qua tôi còn mua đi bán lại nhiều mảnh đất khác và mảnh nào cũng có lời, cho tôi 1 thu nhập như trong mơ”, anh chàng cho biết.
Câu chuyện nhân văn này rõ ràng đã minh chứng cho việc “gieo nhân gì gặt quả nấy”. Người con rể vừa tử tế, yêu thương vợ lại vừa hiếu thảo, chân thành với mẹ vợ. Suốt thời gian bà đau ốm nhưng 2 con trai bỏ mặc, anh đã chăm sóc tận tâm mà không vì vật chất. Hóa ra, mẹ vợ đã có tài sản riêng và cuối cùng bà đã trao cho con rể – một người tuy không cùng máu mủ nhưng xem bà như ruột thịt.