Dành cho những người đang gửi tiền ở ngân hàng: Nếu bạn làm việc này, ngân hàng có thể từ chối cho bạn rút tiền

Có tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là một điều rất tốt và có thể nói, đây cũng là phương án an toàn nhất để giữ tài sản mà nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, có một điều mà chắc chắn ngân hàng không nhắc bạn, cũng chưa ai nói với bạn, đó là nếu bạn mắc phải một sai lầm, thì ngân hàng có thể từ chối cho bạn rút tiền. Đó chính là phẫu thuật thẩm mỹ. Vậy việc phẫu thuật thẩm mỹ gây ảnh hưởng như thế nào đến việc bạn rút tiền tại ngân hàng.

Thông tin này vừa được đăng tải trên báo rồi, mình thấy có ích nên chia sẻ lại ở đây cho mọi người cùng biết nhé!

hình ảnh

Ngân hàng có thể từ chối cho rút tiền nếu bạn phẫu thuật thẩm mỹ quá khác với ảnh ở CCCD, ảnh minh họa: dSD

Cụ thể, việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng là do các bên tự thỏa thuận xong phải tuân thủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN về phạm vi sử dụng, hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán và những trường hợp tạm dừng hay từ chối thực hiện lệnh thanh toán của người chủ sở hữu tài khoản.

Ngoài ra, theo Thông tư 23/2014/TT-NHNN, Căn cước công dân là một trong những giấy tờ khách hàng đăng ký khi lập hồ sơ mở tài khoản ngân hàng.

Theo đó, ngân hàng có quyền được từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản trong trường hợp chủ tài khoản không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh toán, lệnh thanh toán không hợp lệ, không khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán hoặc không phù hợp với các thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

hình ảnh

Các giao dịch thực hiện cần đúng với quy định, ảnh: dSD

Như vậy, việc giao dịch viên của ngân hàng từ chối cho chủ tài khoản rút tiền vì đã phẫu thuật thẩm mỹ quá khác với hình chụp trên CCCD là có cơ sở.

Trong trường hợp này, để có thể rút tiền trong tài khoản của mình, chủ tài khoản có thể chuẩn bị thêm một số giấy tờ để xuất trình với ngân hàng như Hộ chiếu, Hồ sơ phẫu thuật thẩm mỹ, Các giấy tờ có chữ ký hoặc có ảnh, đặc điểm nhận dạng…để chứng minh.

Ngoài ra, chủ tài khoản còn có thể làm thủ tục đổi thẻ CCCD để hình ảnh trên thẻ đúng với hình ảnh hiện tại sau khi đã phẫu thuật thẩm mỹ. Bởi theo Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 về những trường hợp được đổi CCCD gồm: Các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014; Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; Khi công dân có yêu cầu.

Về trình tự đổi thẻ CCCD, chủ tài khoản có thể đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị đổi thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD.

Sau khi nhận được yêu cầu, cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị đổi thẻ CCCD sẽ tiếp nhận thông tin bằng cách: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; Chụp ảnh chân dung; In phiếu thu nhận thông tin CCCD, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; Thu lệ phí theo quy định và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

Tiếp theo đó, cán bộ Công an sẽ thu lại thẻ CCCD bị sai thông tin, sau đó thực hiện tra cứu tàng thư CCCD để xác minh thông tin công dân (nếu có) và xử lý, phê duyệt hồ sơ…

hình ảnh

Lưu ý quan trọng cần nhớ khi thực hiện thủ tục gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng

Thứ nhất: Khi làm thủ tục gửi tiền hoặc rút, chuyển tiền, khách hàng cũng không được ký vào các tờ giấy trắng. Bởi tất cả mẫu giấy tờ giao dịch về gửi hay rút, chuyển tiền của ngân hàng đều có nội dung rõ ràng và nhân viên ngân hàng phải tuân thủ theo đúng quy trình của ngân hàng để giao dịch với khách.

Với các mẫu giấy trắng đã có chữ ký của khách hàng, nhân viên ngân hàng có thể điền thông tin vào đó nhằm rút tiền của khách hàng theo nhiều cách khác nhau.

Thứ hai: Sau khi nhận sổ tiết kiệm hay hợp đồng tiền gửi, khách hàng cần lưu ý kiểm tra kỹ các thông tin: tên ngân hàng, loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn; lãi suất; phương thức trả lãi; họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; số thẻ, con dấu, chữ ký của trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền)…

Bởi khách hàng có thể gặp rủi ro khi nhân viên ngân hàng vô tình nhập nhầm số tiền bạn gửi hoặc cố ý chiếm đoạt tiền nếu khách hàng không phát hiện ra do không kiểm tra sổ tiết kiệm hoặc là sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi đó không có đầy đủ thông tin.

Thứ ba: Nhiều khách hàng quen làm việc với một nhân viên ngân hàng nào đó. Họ dễ tính đến mức cho ‘nợ sổ’ hoặc ‘nợ chứng từ’.

Nhưng nếu nhân viên đó nghỉ việc hoặc bỏ trốn và mang theo luôn số tiền của khách hàng, khi ấy không có gì chứng minh đó là tiền của mình, người gửi sẽ rất thiệt thòi.