Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT

Sau khi cầu bê tông Huống Thượng, cây cầu lớn nhất Thái Nguyên, được đưa vào sử dụng, dự án BOT cầu treo Huống Thượng nằm ngay bên cạnh rơi vào cảnh ế ẩm, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, đẩy nhà đầu tư vào nguy cơ phá sản.

Doanh thu không đủ trả lương nhân viên

Cầu treo Huống Thượng dài 116m, rộng 4m, tải trọng 3,5 tấn, được đầu tư theo hình thức BOT với thời gian thu phí 17 năm (2016–2034). Trước khi cầu bê tông Huống Thượng được đưa vào hoạt động, doanh thu mỗi ngày của cầu treo đạt từ 5-6 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, lượng phương tiện qua cầu giảm mạnh, doanh thu chỉ còn khoảng 500-600 nghìn đồng/ngày, tương đương 10% so với trước đây.

Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 1.Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 1.

Cầu treo Huống Thượng nằm sát bên cây cầu bê tông lớn nhất Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Thanh Kiều, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông II Thái Nguyên cho biết, doanh thu hiện tại không đủ trả lương cho 5 nhân viên, chưa kể đến chi phí trả vốn, lãi vay ngân hàng và duy tu, bảo dưỡng cầu. Công ty đã nhiều lần kiến nghị di dời cầu treo sang vị trí khác hoặc trả lại dự án cho tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Cầu treo Huống Thượng thưa thớt các xe lớn nhưng vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dân địa phương vì sự tiện lợi. Với mức phí 2.000 đồng/lượt xe máy và 15.000 đồng/lượt ô tô, đây là lựa chọn tối ưu hơn so với việc phải vòng lên cầu bê tông mới.

Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 2.Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 2.

Doanh nghiệp đã nhiều lần đề nghị lên các cấp của tỉnh Thái Nguyên để gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Ghi nhận của phóng viên Báo Giao thông, đầu cầu treo Huống Thượng thuộc địa phận phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên có một điểm thu phí. Người dân đi xe máy qua đây đều chuẩn bị trên tay 2.000 đồng và nhận vé để qua cầu.

Em Nguyễn Tiến A., học sinh tại xã Huống Thượng cho biết: “Hằng ngày em đi học qua cầu treo, dù mất phí nhưng tiện lợi hơn rất nhiều”.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, cả tuần chỉ có 1-2 ô tô qua cầu, lượng xe máy cũng giảm rõ rệt, khiến việc thu phí trở nên khó khăn.

Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 3.Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 3.

Lượng phương tiện lưu thông qua cầu treo giờ không còn nhiều như trước.

Nhà đầu tư xin trả dự án

Trước tình hình khó khăn, Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông II Thái Nguyên đã đề nghị trả lại dự án cho UBND TP Thái Nguyên, nhưng chính quyền cho biết đây là hợp đồng ký với tỉnh, việc chấm dứt hợp đồng không nằm trong thẩm quyền của thành phố.

Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 4.Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 4.

Gần như vắng bóng ô tô di chuyển qua cầu.

Ông Trương Đức Tâm, chuyên viên Phòng Tài chính – Kế hoạch TP Thái Nguyên TP Thái Nguyên xác nhận, Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông II Thái Nguyên có đơn kiến nghị đến UBND tỉnh và thành phố. Trong đó, công ty nêu hai nội dung và UBND TP Thái Nguyên đã trả lời bằng văn bản cho phía công ty.

Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 5.Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT- Ảnh 5.

Người dân hai bên cầu vẫn lựa chọn qua cầu treo Huống Thượng.

Ông Đoàn Bá Thu, Chủ tịch UBND xã Huống Thượng cũng xác nhận, người dân hai bên cầu vẫn có nhu cầu sử dụng cầu treo, nhưng không đủ để đảm bảo doanh thu. Thành phố và tỉnh vẫn đang xem xét các phương án hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng chưa có quyết định cụ thể.