Lương hưu là một trong những vấn đề được người lao động cực kỳ quan tâm. Nếu nghỉ hưu năm 2023, đã đóng đủ 23 năm BHXH thì lương hưởng được bao nhiêu.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. (Theo Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
Trong đó, “Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra. Và Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối” – Theo wikipedia
Như vậy, Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Pháp luật. Có 02 hình thức tham gia bảo hiểm xã hội tương ứng với 2 loại hình BHXH là:
1) Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2) Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Nghỉ hưu năm 2024, đóng đủ 23 năm BHXH, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?
Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.
Theo đó, tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.
Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động được xác định theo công thức chung sau đây:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (đối với người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc thu nhập tháng đóng BHXH (đối với người tham gia BHXH tự nguyện) sẽ phụ thuộc vào tiền lương, hoặc thu nhập đóng hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá tương ứng.
Điểm b,c khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm b,c khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP đều hướng dẫn về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động.
Theo đó, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, lao động nữ nghỉ hưu năm 2024, nếu đóng đủ 23 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 61% tiền lương tháng đóng BHXH.
Còn đối với lao động nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, lao động nam nghỉ hưu năm 2024, nếu đóng đủ 23 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 51% tiền lương tháng đóng BHXH.