Ghép 2 nải chuối lại cho to để thắp hương có được không? Nhiều đại kỵ chọn chuối không phải ai cũng biết

Trên ban thờ nhiều gia đình Việt thường thấy nải chuối. Nải chuối ở vị trí trung tâm, ôm ấp các quả khác. Vì thế nải chuối to thể hiện sự chỉnh chu hoành tráng của gia chủ. Chuối trong văn hóa thờ cúng của nhiều gia đình thể hiện sự may mắn, từng quả chuối nên đài cong lên như bàn tay che chở ôm trọn vẹn các loại quả khác trong mâm ngũ quả. Trên ban thờ đặc biệt vào dịp lễ Tết thì chuối nổi bật nhất và như quả phẩm trung tâm của mâm lễ cúng.

Tuy nhiên có khi không chọn được nải chuối đủ to so với mong muốn để có thể đặt lên quả bưởi to, quả phật thủ to, quả dưa, quả kỳ đà… Thậm chí có năm chuối xanh sốt giá đến trăm nghìn nải chuối mọi người cũng vẫn mua và có năm chuối mất mùa thì chuối vừa đắt lại còn bé và xấu. Cũng chính vì vai trò của của chuối trong mâm quả nên có một thực tế là đôi khi không mua được nải chuối to, cong như ý muốn nên nhiều người muốn dùng đinh hoặc dây ghép 2 nải nhỏ lại với nhau để chuối đủ to rộng trên mầm bồng, để ôm được đủ các quả phẩm khác.

Chuối rất phổ biến

Chuối rất phổ biến

Có được ghép 2-3 nải chuối lại không?

Việc ghép nải chuối lại không thực sự khả quan bới cấu trúc nải chuối có phần đài nải khá cứng và khó bằng nhau nên ghép lại sẽ khó, không giống như xếp nhiều quả khác trên 1 đĩa. Ở góc độ thẩm mỹ khi cố ghép dùng keo hay dây đinh vít thì có thể tạo thành cấu trúc chuối đủ to. Nhưng xét về góc độ tâm linh phong thủy thì không nên ghép 2 nải chuối với nhau. Bởi trong tâm linh phong thủy khi xếp đồ thờ cúng là dùng số lẻ, số lẻ tượng trưng cho số dương, cho sự phát triển. Thế nên việc ghép hai nải quả lại với nhau không hợp về tâm linh phong thủy, tạo ra số âm. Mà trong các số chẵn âm hay bị kiêng nhất thì đó là số 2 và số 4. Ghép 3 nải cũng không nên bởi ghép chuối rất khó, dùng keo dính hay dây cột, đinh vít đều không nên. Keo hay dây cột trông xấu và có thể rơi gẫy trong khi cúng. Còn dùng đinh vít thì gây sát khí ảnh hưởng xấu trường khí phòng thờ. Do vậy tốt nhất không ghép các nải chuối khi thắp hương.

Không nên ghép các nải chuối

Không nên ghép các nải chuối

Những đại kỵ phải nhớ khi mua chuối thắp hương

Không chọn chuối chín, chuối sắp chín: Thắp hương, đặc biệt dịp Tết thì mâm ngũ quả trên ban thờ cả 5-6 ngày nên nếu chọn chuối chín dễ làm chuối bị rụng, thối, mềm khi đang còn thắp hương, làm rơi quả khác xuống, sẽ không may mắn. Và màu sắc chuối chín không hài hòa trong mâm ngũ quả. Chuối màu xanh kết hợp quả màu khác tạo ra đủ ngũ hành.

Không nên chọn nải số chẵn: Nhiều người chỉ chọn nải chuối quả đẹp mà không để ý số quả. Nhưng cẩn thận thì nhiều người chọn theo số quả lẻ, lẻ là số dương tượng trưng cho sự phát triển. Tất nhiên để cân đối đếm thì không phải nải nào cũng có số lẻ.

Không chọn nải cong vẹo mất cân đối: Nải chuối cong vẹo mất cân đối vừa xấu vê thẩm mỹ vừa không mang nét phong thủy tốt lành. Chính vì thế mà dịp Tết người nội trợ càng đầu tư công sức đi chọn chuối thờ là vì vậy.

Không phải chuối nào cũng được thắp hương: Với người miền Bắc loại chuối để thắp hương là chuối tiêu (chuối lùn) vì quả dài, cong, đẹp, không thắp hương chuối Tây vì quả ngắn và không cong khó ôm được các quả khác. Nhưng với người Huế thì chuối Tiêu bị kiêng kỵ, người Huế chọn chuối sứ, chuối ngự, chuối mốc.

Trong mâm ngũ quả của người Bắc và người miền Trung, chuối vẫn là vị trí trung tâm nên khi chọn chuối bạn cần chú ý. Nên chọn chuối xanh nhưng không non, để quả căng mọng mượt, tránh chuối bị thâm xỉn, lốm đốm.

Đối với người miền Nam, chuối không có trong mâm ngũ quả vì chuối đọc thành chúi nên không gợi ra sự may mắn.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm