Tình cờ phát hiện ra suối vàng, lão nông và dân làng không biết nó bát nguồn từ 1 kho báu từ mấy trăm năm trước.
Lão nông phát hiện suối vàng trên núi
Vào năm 1966, huyện Toại Xương thuộc tỉnh Chiết Giang đã trải qua những ngày tháng khó khăn, mỗi hộ gia đình ở đây đều sống rất chật vật. Nhưng may mắn thay, dù không giàu có, mọi người vẫn đồng lòng giúp đỡ nhau khi khó khăn. Dân làng sống dựa vào việc chăn nuôi vài con gà, con vịt và làm ruộng, cấy cày. Cuộc sống mặc dù không giàu có, nhưng tất cả đều hài lòng.
Lão Lý, người duy nhất trong làng có nghề hái thảo mộc, mỗi sáng đều rời nhà sớm để lên núi. Nhưng việc hái lượm thảo dược có thể nói là tùy ý trời, có khi Lão Lý gặt hái được nhiều, có khi lại trắng tay ra về.
Gặp được ngày trời mưa như trút nước, Lão Lý vui mừng khôn xiết, như thấy thảo mộc khắp núi vẫy gọi mình. Ngay hôm sau, khi gà trống vừa gáy ông đã ra khỏi nhà, lòng phấn khởi nghĩ về những chiếc bánh bao nhân thịt trong Tết Nguyên Đán.
Lão Lý mặc dù thông suốt đường núi, nhưng tuổi ông cũng đã hơn nửa thế kỷ, nên va đập té ngã là chuyện thường tình. Trong chuyến đi ngày hôm đó, Lão Lý vô tình dẫm phải một phiến đá, người loạng choạng và ngã xuống vực.
Có lẽ là do làm nghề hái lượm lâu năm nên lão Lý mắt đặc biệt sắc bén, ngay khi ông cúi xuống xử lý vết máu chảy ra từ đầu gối, đột nhiên phát hiện một viên đá sáng lấp lánh nổi bật giữa đám cỏ và lòng sông đen ngòm. Với bản tính tò mò, ông nhặt hòn đá lên và nhìn kỹ hơn, viên đá nhỏ chưa bằng móng tay đang phát ra ánh sáng vàng, Lão Lý lập tức phấn khích và cảm thấy như mình đã phát hiện ra vàng, nhưng sau một lúc, ông bình tĩnh lại và suy nghĩ.
Một số người dân cho biết trước đó họ đã tìm thấy vàng, nhưng đó thực chất là pyrit, thông thường chỉ có vàng sa khoáng mới có thể tìm thấy ở sông. Còn vàng nguyên chất chỉ được tìm thấy trong các mỏ khai thác và tinh luyện nhân tạo, và ông chưa bao giờ nghe nói về những mỏ đó ở vùng quê này.
Pyrit là một loại khoáng vật có màu sắc khá tương tự vàng.
Dù trong lòng không tin nhưng Lão Lý vẫn thử dùng răng cắn chặt và gõ vào để xác định có phải vàng thật hay không. Nhưng rồi viên đá nhỏ lưu lại dấu răng, bên tai phát ra âm thanh hơi đục, đây chẳng phải là đặc điểm của vàng sao! Lão Lý ngây ngẩn cả người, hoàn toàn quên mất chuyện thu hái thảo dược, ông liền men theo dòng sông xem có thu hoạch gì mới không. Quả nhiên, có vô số vàng nhỏ ẩn trong dòng suối sâu dưới núi này.
Lão Lý về nhà không nói một lời, mỉm cười nhìn vợ và chỉ vào chiếc giỏ sau lưng. Vợ ông vội vàng giúp đặt cái giỏ xuống, rồi chợt hét lên: “Vàng anh lấy ở đâu ra vậy? Tuy cuộc sống eo hẹp nhưng chúng ta chưa bao giờ trộm cướp!”
Lão Lý nghe xong liền cười nói với vợ: “Đừng hoảng, thần núi nhìn thấy ta mỗi ngày hái thuốc cứu người chữa thương, tất cả lễ vật ngài ban cho ta đều là nhặt được từ con suối trong rừng già”.
Kho báu ẩn giấu
Hai vợ chồng vui mừng, quyết định giữ kín chuyện để không phải gặp nhiều rắc rối, nhưng chẳng mấy chốc tin tức đã truyền đến tai cả dân làng.
Nhiều người dân trong làng đã cùng cả gia đình lên núi đãi vàng, thậm chí nếu đi muộn sẽ không còn chỗ đứng. Một số người dân làng còn thay phiên nhau canh giữ điểm đào vàng này.
Tuy nhiên, dân làng không bị vàng bạc làm mờ mắt, họ biết cách lấy sao cho hợp lý, phân biệt rõ tầm quan trọng của lợi ích quốc gia. Khi đoàn khảo sát được cử đến, mọi người đều tích cực hợp tác điều tra.
Lai lịch của suối vàng được hé lộ
Dưới sự dẫn dắt của dân làng, đoàn khảo sát tìm về thượng nguồn thì phát hiện có một ngọn núi nhỏ chia đôi dòng suối, dùng dụng cụ khảo sát thì thấy hàm lượng vàng trong nước ở đây cao gấp mấy lần hạ lưu. Điều này cho thấy vàng khả năng cao nằm ở trong núi.
Dựa trên những suy luận hợp lý, kế hoạch nổ mìn diễn ra suôn sẻ, khi thuốc nổ được kích nổ, cả ngọn núi rung chuyển, bụi mù mịt trên bầu trời che khuất tầm nhìn của mọi người. Khi bụi mù từ từ lắng xuống, đoàn khảo sát reo mừng, hai mắt sáng óng, nhưng ngược lại, phía dân làng lập tức khuỵu xuống, miếng lẩm bẩm van xin thần núi.
Nhìn thấy hành động kỳ lạ của dân làng, đoàn khảo sát liền chú ý đến những mẩu xương dưới chân tường, dựa vào kinh nghiệm làm việc, điều đầu tiên họ nghĩ đến đây là một ngôi mộ cổ.
Hiện trường được phong tỏa nhằm xác minh sự việc. Để làm rõ kết quả, đoàn khảo sát đã thu thập một số ít mẫu xương, mô sợi nghi là quần áo gửi cơ quan giám định chuyên môn.
Sau khi xác định, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chất liệu những bộ quần áo này có lịch sử lâu đời, nhưng chúng không phải là quần áo của các vua quan mà là quần áo vải lanh của những người lao động thời xưa. Sau đó, họ tìm thấy vết cháy và một số công cụ lao động trong hang động, khiến các chuyên gia kết luận rằng hang động là một lò khai thác vàng cổ xưa, và những bộ xương này cũng là của những công nhân đã không may qua đời.
Giá trị của vàng thời cổ đại ngày nay không gì so sánh được, vì thời đó vàng là biểu tượng của quyền lực, chỉ có hoàng đế, tướng lĩnh và quý tộc mới được sử dụng, dân thường dù giàu có đến đâu cũng chỉ có thể sử dụng bạc. Sự khan hiếm tột độ khiến người xưa gần như bị ám ảnh bởi thứ vàng này.
Với tính chất hóa học ổn định, vàng không dễ bị oxy hóa, rỉ sét và phân hủy, nhiều hoàng đế tin rằng ăn vàng có thể “trường sinh bất tử”.
Dựa trên những suy luận trên, các chuyên gia kết luận sơ bộ đây là nơi thường khai thác vàng vào thời nhà Minh ( từ năm 1368 đến năm 1644 ), lý do những người đào vàng này lại bị chôn vùi ở đây, khả năng cao là sập mỏ dẫn đến chết tập thể.
Vậy là hàng trăm tấn vàng đã được phát hiện, ước tính giá trị thị trường có thể lên đến 12 tỷ đô la (hơn 283 nghìn tỷ VNĐ). Điều này đồng nghĩa dân làng huyện Toại Xương đã đóng góp vào sự phát triển đất nước, ngay sau đó các lãnh đạo cũng cố gắng hỗ trợ dân làng để thoát khỏi cảnh nghèo đói. “Dòng suối vàng” đã mở ra một cái kết có hậu.
Nguồn: https://markettimes.vn/lao-nong-phat-hien-dong-suoi-vang-khi-di-hai-thuoc-chuyen-gia-cho-pha-no-min-pha-nui-he-lo-su-that-ve-hang-tram-tan-vang-tri-gia-283-nghin-ty-tu-gan-400-nam-truoc-33606.html