Cây lau nhà bị bẩn, ẩm mốc
Nhiều người có thói quen cất cây lau nhà trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Những khu vực này vốn ẩm ướt nên không phải vị trí thích hợp để cây lau nhà. Cây lau nhà để trong môi trường này chắc chắn sẽ bị ẩm mốc và có mùi khó chịu. Khi đó, nó sẽ sinh ra mùi hôi và có nhiều vi khuẩn phát triển. Lúc lau nhà, các vi khuẩn và chất bẩn trên cây lau nhà sẽ lan rộng.
Vì vậy, sau khi lau sàn nhà, bạn nên giặt sạch cây lau nhà, vắt ráo nước và đem phơi ở ban công, sân phơi, những nơi có nắng để. Nắng giúp cây lau nhà khô ráo, tránh tình trạng ẩm mốc và cũng giúp diệt vi khuẩn.
Nước lau nhà bị bẩn
Nhiều người có thói quen sử dụng một chậu nước lau nhà nhiều lần, cho nhiều phòng. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, chất bẩn trong nước lau nhà sẽ bám vào sàn nhà, lan rộng từ phòng này sang phòng khác. Khi đó, việc lau nhà của bạn sẽ gần như vô nghĩa.
Ngoài ra, nguồn nước mà gia đình sử dụng nếu chứa nhiều khoảng chất và vi sinh vật, lẫn các tạp chất hữu cơ khác cũng sẽ có mùi tanh khó chịu.
Sàn nhà bị ẩm
Khi sử dụng sàn gạch men có chất lượng kém hoặc sử dụng sàn gỗ nhưng gỗ bị ẩm thì mùi hôi tanh khó chịu cũng sẽ xuất hiện.
Ví dụ, nền gạch men chất lượng kém rất dễ ngấm nước lau sàn bẩn. Theo thời gian, gạch lát sàn cũng sẽ bị mốc và sinh ra mùi tanh.
Nếu sàn sạch dùng keo chít mạch kém chất lượng, sau một thời gian sử dụng, keo chít mạch tiếp xúc với nước cũng sẽ bị mốc và sinh ra mùi khó chịu.
Với sàn gỗ, bạn không nên sử dụng quá nhiều nước để lau. Sàn gỗ rất dễ ngấm nước và bốc ra mùi khó chịu.
Để hạn chế mùi tanh khi lau sàn, bạn nên thay nước lau sàn liên tục. Sử dụng thêm các loại dung dịch lau sàn bán sẵn. Ngoài ra, bạn có thể dùng chanh hòa với nước, nước lá ngải cứu… để lau sàn, vừa an toàn vừa giúp khử mùi tanh.