Móng tay có sọc đen liệu có phải dấu hiệu của bệnh K

Bệnh K có thể được biểu hiện qua sự thay đổi của móng tay đấy mọi người ạ. Thông tin này mình vừa đọc được trên báo nên chia sẻ lên đây cho mọi người cùng biết.

Cụ thể thì theo như em đọc được trên trang Vietnamnet, mục tư vấn sức khỏe có người hỏi rằng phát hiện dưới móng tay cái có một dải màu đen nhạt chạy dài, và thắc mắc liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh K da hay không và nên làm gì để chẩn đoán bệnh?

Em cũng xin phép trích lại chia sẻ của điều dưỡng Đặng Thị Dịu Hiền, Trung tâm Da liễu Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) có đăng trên trang này là:

Dải sắc tố tại móng là một thuật ngữ y học được sử dụng để mô tả sắc tố đen hoặc nâu của móng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của một dải sắc tố (một phần hoặc toàn bộ) chạy dọc theo chiều dài móng.

Biểu hiện bệnh là do sự lắng đọng tế bào sắc tố được gọi là tế bào melanoctyte tại vùng dưới móng. Các tế bào sắc tố này thường liên kết với nhau cùng với sự phát triển của móng theo chiều dọc gây ra các đường tăng sắc tố màu nâu hoặc màu đen trên móng.

hình ảnh

Về nguyên nhân gây sắc tố đen hoặc nâu của móng sẽ bao gồm:

– Chấn thương móng (thường bắt đầu trên hoặc gần gốc móng tay)

– Mụn cóc (dưới móng tay)

– Nấm móng (bệnh nhiễm trùng móng thường gặp)

– Bệnh vẩy nến móng tay (rối loạn tự miễn dịch)

– Lichen planus (tình trạng viêm da được cho là tự miễn dịch)

– Viêm quanh móng mạn tính

– U hạt nhiễm khuẩn

– Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận do bệnh tự miễn, K, nhiễm trùng hoặc khối u tuyến yên)

– Di truyền

– Hóa trị, xạ trị

Điều dưỡng Dịu Hiền cũng có tư vấn thêm, nếu muốn biết chính xác liệu dấu hiệu này có phải của K hắc tố dưới móng không thì phải sinh thiết móng tay mới xác định chính xác được. Vì vậy, nếu có biểu hiện sắc tố bất thường tại móng, mọi người nên gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra, đánh giá.

Ngoài ra, thông tin thêm đến cả nhà là K hắc tố dưới móng chủ yếu được phát hiện ở những người trên 50 tuổi và được coi là hiếm, chỉ chiếm 0,35-0,7% của tất cả các loại K da

Các dấu hiệu của bệnh K hắc tố dưới móng gồm: Thương tổn chiếm hơn 2/3 tấm móng; màu sắc xám hoặc đen pha nâu; sắc tố màu nâu và dạng hạt không đều; các biến thể về màu sắc và độ dày của sọc; sự biến dạng của tấm móng; một trong những dấu hiệu chính của u hắc tố dưới da là “dấu hiệu Hutchinson” (tăng độ rộng của dải sắc tố vùng gần gốc móng hoặc 2 bên).

hình ảnh

Theo như em có tìm hiểu thêm, không phải tất cả các đường sọc trên móng đều là dấu hiệu của bệnh K mà có thể là do cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, ngủ không đủ giấc, suy nghĩ quá nhiều… Ngoài đường kẻ sọc đen như em thì một người khác lại có biểu hiện là móng tay trông không được bóng, sáng… Đó là dấu hiệu cảnh báo chúng ta cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài ra nó cũng là dấu hiệu của sự lão hóa, hoặc cũng có thể chỉ là do bạn bị thiếu chất trong cơ thể như thiếu magie, hoặc vitamin B12.

Không những vậy, khi móng tay xuất hiện các đường sọc đen cũng có thể là dấu hiệu một số cơ quan trong cơ thể đang hoạt động không hiệu quả. Vì trong Đông y, màu sắc và hình dạng móng tay có thể nhìn ra chức năng gan và thận mạnh hay yếu.

Ví dụ móng tay xuất hiện những đường sọc đen thì có nghĩa rằng chức năng gan hoặc thận của bạn đang bị suy yếu. Và đó là dấu hiệu có 1 lượng độc tố đang tồn tại trong cơ thể bạn. Thế nên, khi cơ thể có dấu hiệu này, điều trước hết chúng ta cần làm là đi khám xem có phải ung thư hay không? Nếu không phải thì đó chính là dấu hiệu cơ thể đang nhiễm độc.

Dưới đây là một số cách mà em học được để đào thải độc tố khi cơ thể có triệu chứng “báo động”:

– Một là uống trà hoa cúc để giải độc gan và mỡ máu: Nguyên liệu gồm có hoa cúc, câu kỷ tử và thảo quyết minh. Loại trà này sẽ có tác dụng giúp bổ gan, bổ thận, không còn đường kẻ sọc xuất hiện trên móng tay, đây là thức uống rất tốt cho gan.

– Hai là đậu đỏ: Đậu đỏ rất giàu Vitamin A, protein và các dưỡng chất có lợi khác, khi ăn nhiều đậu đỏ có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh phù nề chân. Ngoài ra, các thành phần khác trong đậu đỏ có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, lợi tiểu, loại bỏ bệnh phù nề do tim hoặc thận gây ra, ngoài ra đậu đỏ còn có tác dụng làm bóng và mượt móng tay.

– Ba là trà mướp đắng: Loại trà này có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ, thay đổi tình trạng móng tay.

– Bốn là nước chanh: Quả này rất giàu vitamin A, C, cũng giàu axit hữu cơ, axit citric. Nó cũng là thực phẩm giàu tính kiềm, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, thúc đẩy sự trao đổi chất trên da, ngăn ngừa lão hóa do đó là thực phẩm rất hữu ích.

hình ảnh

– Năm là trà hoa hồng: Loại trà này có tác dụng điều hòa nội tiết, tăng tuần hoàn máu, tăng thanh lọc máu, vì vậy có tác dụng rất lớn với những người thường xuyên uống đồ có cồn. Ngoài ra, loại trà này còn có tác dụng trong việc làm đẹp, là thức uống giúp tăng độ ẩm cho da, cải thiện nám và cải thiện màu sắc móng tay.

– Sáu là trà táo đỏ: Trong táo đó vốn có chức năng bồi bổ gan, thận, mắt, phổi, ngăn ngừa lão hóa. Trà táo đỏ long nhãn thêm chút đường nâu sẽ có tác dụng làm ấm dạ dày, bổ máu, làm mịn màu móng tay.