Không phải người nào cũng đáng để quý trọng, không phải khoảnh khắc nào cũng đáng để ghi nhớ. Cuộc sống cũng giống như một cái lồng giam vĩ đại, người người đều bị mắc kẹt trong đó, không giãy giụa được.
Trong dòng đời trôi chảy, chúng ta sẽ gặp được rất nhiều người, có người gắn bó, có người biệt ly, có người mỉm cười, có người đáp lại một cách mỉa mai. Không phải tất cả đều xứng đáng với tình cảm chân thành của bạn, không phải ai cũng đáng để bạn quý trọng.
Đối đãi với ba loại người này, không cần giữ vẻ ôn hòa. Chúng ta hãy cùng xem những lời khuyên sáng suốt từ sách cổ “Thái Căn Đàm”.
Một, người chỉ muốn chiếm lợi
Trong “Thái Căn Đàm” nói: “Ở đời chịu thiệt chính là phúc, nhân tình nhàn nhạt mới lâu dài”. Làm người chịu thiệt không sao, nhưng phải hiểu đối với người chỉ muốn chiếm lợi thì không thể kết thân.
Người thực sự yêu bạn, hiểu bạn sẽ không để cho bạn chịu thiệt, không lợi dụng bạn. Một người cứ luôn lợi dụng bạn, biến bạn thành kẻ đần, điều này nói lên trong lòng họ cũng không coi trọng bạn, đối đãi với người như vậy không cần phải ôn hòa.
Không ai thực sự ngốc cả, họ có thể lợi dụng bạn chỉ là bởi vì bạn coi họ là bằng hữu, thành tâm với họ, nhưng nếu họ vì vậy mà đắc chí, liên tục lợi dụng bạn, bạn cũng không cần phải khách sáo với họ.
Sự ôn hòa cũng nên dành cho tùy người, đối với bạn bè hòa nhã là đúng, nhưng không phải với người biến bạn thành kẻ đần, nếu làm vậy mới chính là thực sự ngốc.
“Một chén gạo dưỡng ơn, một đấu gạo nuôi thù”, rất nhiều người coi thiện ý của người khác là đương nhiên, còn tùy ý chà đạp. Đối đãi với loại người này, càng ôn hòa sẽ càng khiến họ kiêu căng, lại làm cho họ tin rằng hành vi của mình là hợp tình hợp lý.
Hai, người nói năng hèn hạ
“Miệng chính là cửa sổ của nội tâm”, ngoài miệng nham hiểm, nội tâm cũng sẽ không lương thiện. Trong cuộc sống cũng có không ít người miệng lưỡi quả thật sắc bén, nhưng không phải kiểu không biết lý lẽ, cũng không phải chỉ muốn hại người.
Ngôn ngữ có thể phản ánh nội tâm, nếu một người thường xuyên chèn ép, châm chọc bạn, chắc chắn là không phải muốn kết thân với bạn. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra, ngôn ngữ hành vi phản ánh và thể hiện tâm lý con người, có lúc lời nói vô tình lại càng cho thấy được nội tâm thật sự.
Châm ngôn nói: “Không mở bình thì ai mà biết trong bình có gì”, đã biết rõ lời đó không nên nói, tại sao lại còn nói ra, không biết tự kiềm chế bản thân một chút. Cái này cho thấy rõ là sự hiếu kỳ và tò mò của người đó vượt qua sự tôn trọng dành cho bạn.
Đối với người thường xuyên nói năng hèn hạ, vạch trần khuyết điểm, đả kích người khác, nếu như bạn tỏ vẻ ôn hòa với họ, họ sẽ nghĩ bạn không thấy sao cả, cho nên ngày càng táo tợn.
Gặp loại người ngày, phải để cho họ thấy mặt xấu của những lời mình nói ra, đồng thời để họ biết không phải tất cả mọi người đều thích tính cách đó, và cũng không phải chuyện gì cũng có thể đem ra nói.
Ba, người hư vinh lợi dụng bạn
Giữa bạn bè giúp đỡ lẫn nhau không có gì đáng trách, nhưng không thể vắt óc tìm kế lợi dụng nhau. Kết bạn là một quá trình trao đổi tình cảm chân thành, nếu như đến tình cảm chân thành còn không muốn bỏ ra, làm sao có thể mong người khác coi mình là bạn, đối xử hòa nhã với mình. Một người coi bạn bè là nguồn tài nguyên, sẵn sàng lợi dụng, phản bội bạn bè, không đáng để chúng ta phí tâm tư.
Kết bạn cũng cần xem quan điểm sống, người có quan điểm sống bất đồng thì không có cách nào kết bạn lâu dài. Trong “Thái Căn Đàm” có nói: “Đầu tiên tu thân, sau đó kết bạn; dùng người không nên hà khắc, hà khắc thì tất làm người bỏ đi; kết bạn không nên lợi dụng, lợi dụng thì sẽ đẩy đến toàn kẻ nịnh bợ”.
Một người có thể lợi dụng bạn một lần, không chừng sau này sẽ lại tiếp tục lợi dụng bạn; một người có thể phản bội bạn một lần, có thể sẽ phản bội bạn lần nữa. Bạn cả đời gặp biết bao nhiêu người, sẽ kết bạn với biết bao người, cần gì phải lãng phí thời gian với một người lợi dụng mình.
Đối đãi với người lợi dụng mình, không cần tỏ thái độ ôn hòa. Châm ngôn nói: “Ngựa tốt bị người cưỡi, người hiền bị người lấn”, bạn đối với họ ôn hòa, cho họ cơ hội, ngược lại sẽ làm cho họ nghĩ bạn mềm yếu, có thể chèn ép.
Đường đời dài như vậy, chúng ta sẽ gặp muôn hình muôn vẻ người. Trong đó có người thành tâm, có người giả ý; dùng mỉm cười hồi báo thành tâm, dùng lạnh lùng đáp lại giả ý. Không phải mỗi đóa hoa đều kết quả, không phải mỗi đám mây đều tạo mưa, cũng giống như không phải mỗi người đều đáng để chúng ta ghi nhớ.