Thời điểm nên cúng gạo và muối, đặt trên bàn thờ để hút tài lộc, cầu bình an

Gạo và muối là hai vật phẩm quan trọng thường được đặt trên bàn thờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm tốt nhất nên cúng gạo vào muối.

 

Thời điểm nên cúng gạo và muối

Gạo và muối là hai vật phẩm thường xuyên xuất hiện trên bàn thờ và các mâm lễ trong gia đình. Ngoài ra, ở các đền chùa, miếu phủ, vào các ngày lễ tết, người ta cũng chuẩn bị những túi gạo và muối nhỏ để tặng cho người đến lễ như một cách nhận lộc.

Từ xa xưa, người ta đã gọi gạo là hạt ngọc, hạt vàng. Mân lễ cúng tổ tiên, thần linh không thể thiếu gạo và các món ăn chế biến từ gạo. Trong khi đó, muối là tinh hoa được chắt lọc từ biển cả, là món quà được thiên nhiên ban tặng. Muối được dùng nhiều trong phong thủy để xua đuổi xui xẻo, gọi tài lộc.

Dâng cúng muối và gạo nhằm mong cầu sức khỏe, may mắn, tài lộc, giúp xua tan năng lượng xấu…

Gạo và muối là những thứ thường xuyên xuất hiện trong các lễ cũng của người Việt. Ngoài ra, nhiều người còn đặt hũ gạo và hũ muối trên bàn thờ để thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên và cầu may mắn.

Gạo và muối là những thứ thường xuyên xuất hiện trong các lễ cũng của người Việt. Ngoài ra, nhiều người còn đặt hũ gạo và hũ muối trên bàn thờ để thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên và cầu may mắn.

Đặc biệt, trong nền văn minh lúa nước của người Việt, gạo và muối là thứ không thể thiếu, có vai trò cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, xuất hiện trong tất cả các bữa ăn hằng ngày của con người.

Đặc biệt, khi dâng đồ cúng lên bàn thờ, ngoài hoa tươi, đèn nến, nước sạch, vàng mã, các gia đình nhất định không thể bỏ qua gạo và muối để thể hiện sự thành kính với tổ tiên. Do đó, việc cúng gạo và muối còn mang ý nghĩa của đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Việc dâng cúng gạo và muối cũng thể hiện lòng biết ơn đến các vị thần Phần, gia tiên tiền tổ…

Cúng gạo muối trong lễ cúng chúng sinh có ý xua đuổi năng lượng xui xẻo bởi theo quan niệm dân gian, muối và gạo có khả năng xua đi chướng khí, đen đủi, vận xui…, giúp các vong linh, ngạ quỷ có cái ăn rồi trở về âm giới, không quấy phá gia đình.

Có thể thấy, việc cúng gạo và muối thường xuyên xuất hiện trên bàn thờ của người Việt. Hai vật phẩm này có thể dùng trong các ngày lễ tết, lễ cúng chúng sinh, các lễ cúng trong chùa chiền, miếu phủ…

Ngoài ra, trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài, bàn thờ gia tiên, gia chủ có thể đặt hũ gạo và hũ muối.

Cách xử lý gạo và muối sau khi cúng

Tùy theo thời điểm dâng cúng gạo vào muối mà gia chủ có thể xử lý vật phẩm theo các cách khác nhau.

Tùy theo thời điểm dâng cúng gạo vào muối mà gia chủ có thể xử lý vật phẩm theo các cách khác nhau.

Với gạo và muối trong hũ đặt trên bàn thờ, gia chủ có thể thay 1 lần/tháng. Phần gạo và muối trong hũ có thể sử dụng để ăn. Tuy nhiên, gia chủ không nên đổ hết gạo và muối trong hũ ra mà chỉ đổ một nửa rồi thêm gạo, muối mới.

Với gạo và muối cúng trong các lễ cúng, nhất là lễ cúng chúng sinh, gia chủ nên đem rải xung quanh, hướng về nhiều phía khác nhau ở trước sân hoặc trước bàn cúng để bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không ai thờ cúng hoặc xua đuổi những thứ không sạch sẽ khỏi nhà.

Trong khi đó, gạo và muối xin lộc từ chùa chiền, đền miếu có thể giữ lại trong nhà để lấy may mắn.