Tủi: Tôi 65 tuổi, lương hưu 18 triệu đồng/tháng, dồn hết tiền cho gia đình con trai, tới khi bị ốm con vẫn nhờ đến dọn nhà để đón tiếp bố mẹ vợ

Bà Chu chia sẻ, sống gần nhà con trai, từ việc chăm sóc cháu đến đóng các khoản phí, chi tiêu cho gia đình con trai đều do bà làm. Một lần, bà bị ốm, nhưng con trai lại gọi điện để nhờ bà đến dọn nhà, cũng không đưa bà đi bệnh viện khám mà đưa bố mẹ vợ và gia đình nhỏ đi du lịch.

Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của bà Chu:

***

Tôi họ Chu, năm nay tôi 65 tuổi, tôi đã nghỉ hưu đã nhiều năm. Chồng tôi đã mất được 5 năm, tôi sống cùng khu với con trai tôi. Sau khi chồng tôi qua đời, con trai đã mua một căn hộ để tôi dưỡng già ở gần nhà con trai.

Thời gian trôi qua, con trai tôi không còn đối xử “tôn trọng và ủng hộ” với tôi nữa mà thay vào đó, tôi luôn sẵn sàng và tuân theo sự sắp xếp của con trai.

Cách đây một thời gian, bố mẹ vợ của con trai định đến sống ở nhà con trai, con trai tôi đã gọi điện và bảo tôi đến nhà để dọn dẹp. Tôi nói với con rằng mình đang rất mệt, nằm trên giường chẳng muốn làm gì, nếu con về sớm thì đưa tôi đi khám. Vừa đặt điện thoại xuống, con dâu lại gọi điện đến, dặn tôi đi siêu thị mua thêm đồ ăn.

Tôi nói mình đang mệt, đau họng, chóng mặt, không thể ra khỏi giường, nhờ cô ấy tan làm thì đi mua. Con dâu nói rằng, tôi nghe tin bố mẹ cô ấy đến mà giả bệnh, còn nói thêm một câu: “Làm như vậy để ai xem!

Nằm trên giường, nước mắt tôi tuôn rơi vì tủi thân. Tôi càng nghĩ càng thấy hối hận, ngày đó không nên nghe theo lời con trai mà sống gần họ.

Tủi: Tôi 65 tuổi, lương hưu 18 triệu đồng/tháng, dồn hết tiền cho gia đình con trai, tới khi bị ốm con vẫn nhờ đến dọn nhà để đón tiếp bố mẹ vợ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Chúng tôi chỉ có một đứa con, đứa con trai mà chúng tôi đã nâng niu, chăm sóc. Khi con trai tốt nghiệp cao học, tôi và chồng đã rút hết số tiền tích cóp, mua nhà và tổ chức đám cưới tươm tất cho con.

Khi cháu trai ra đời, tôi vừa góp tiền vừa bỏ công, đến nhà con trai giúp chăm cháu suốt 5 năm. Tôi nghĩ ý định ban đầu của con trai tôi là tốt, con trai sợ tôi sống một mình sẽ cô đơn và có những suy nghĩ lung tung.

Con trai đã bàn bạc với tôi, bán căn nhà cũ của mình, thêm một ít tiền và mua một căn hộ một phòng ngủ rộng 60m2 ở gần nhà con trai. Mọi người xung quanh đều nói tôi là người có phúc, tôi có một đứa con hiếu thảo, ân cần.

Sống gần con trai có nhiều lợi ích, trước hết là họ có thể yên tâm làm việc, thứ hai là có thể thoải mái đi chơi. Cháu trai hàng ngày ăn cơm cùng tôi, sau giờ học thì làm bài tập ở nhà tôi, đến tối con trai và con dâu về thì mới về nhà mình. Con trai và con dâu không cần lo lắng như những người trẻ khác không có ai giúp đỡ, tôi lo liệu hết việc phía sau.

Khoản lương hưu hàng tháng 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) của tôi được sử dụng cho gia đình con trai tôi và tôi chi trả các chi phí cho cháu trai tôi. Tiền phí quản lý nhà của con trai, cùng với một vài khoản tiền khác của nhà con trai, tôi đều trả cho ban quản lý. Sau này, khi có thể trả tiền nước điện qua mạng, tôi cũng là người theo dõi và thanh toán cho họ.

Năm ngoái, con trai tôi nói muốn mua một chiếc xe 7 chỗ để đi chơi thoải mái hơn trong những ngày nghỉ lễ. Tôi đưa cho con thêm 100.000 NDT (khoảng 351 triệu đồng). Bố mẹ vợ đến, con trai đưa cả nhà đi du lịch nửa tháng. Lần đó, chi phí đi du lịch là do bố mẹ vợ chi trả, họ nói tôi đã giúp đỡ các con nhiều tiền như vậy, thì khoản này cũng nên để họ chi.