Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trí thông minh của trẻ được di truyền từ người mẹ chứ không phải người cha.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, người mẹ có khả năng truyền gen di truyền trí thông minh cho con cái bởi trí thông minh nằm trên nhiễm sắc thể X, mà phụ nữ có 2 nhiễm sắc thể X (XX) trong khi nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X (XY).
Theo đó, nhiều khả năng trẻ sẽ thừa hưởng trí tuệ của mẹ, với 2 nhiễm sắc thể X thay vì người cha chỉ có một.
Thậm chí, các nhà khoa học còn nắm được bằng chứng cho thấy gen quyết định trí thông minh dẫu có được di truyền từ người cha thì cũng sẽ bị vô hiệu hóa và chẳng có tác dụng gì cả.
Một loại gen có tên “các gen di truyền có điều kiện” chỉ có thể hoạt động trong một số trường hợp và phụ thuộc vào các nguồn gốc gen khác nhau. Chúng chỉ có thể hoạt động khi được di truyền từ người mẹ, nhưng cùng một gen đó được thừa hưởng từ người cha thì sẽ không hoạt động.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tiến hành trên những con chuột biến đổi gen cho thấy, những con chuột có nhiều gen của mẹ sẽ có phần đầu và não phát triển hơn, phần cơ thể ít phát triển hơn. Ngược lại, những con chuột có nhiều gen của bố có não nhỏ và phần cơ thể lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xác định những tế bào có chứa nguyên gen của mẹ hoặc nguyên gen của bố trong 6 phần khác nhau của não bộ con chuột điều khiển những chức năng nhận thức khác nhau, từ thói quen ăn uống đến trí nhớ.
Các tế bào gen của người cha tích lũy trong các bộ phận của hệ thống limbic, có liên quan đến các chức năng như tình dục, nhu cầu ăn uống và sự chiến đấu. Nhưng không có bất kỳ tế bào gen nào của người bố trong vỏ não, nơi đảm nhiệm những chức năng nhận thức quan trọng như lý luận, tư duy, ngôn ngữ và lập kế hoạch.
Để ủng hộ những quan sát trên chuột cũng có thể đúng với con người, các nhà nghiên cứu từ Đại học Glasgow đã thực hiện một cuộc điều tra. Họ đã tổng hợp kết quả phỏng vấn hàng năm của 12.686 người trong độ tuổi từ 14 đến 22, từ năm 1994 cho tới nay.Sau đó, các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh được lọc ra bao gồm trình độ giáo dục, chủng tộc, kinh tế gia đình… Trong đó, các nhà nghiên cứu kết luận chỉ số IQ của người mẹ cuối cùng lại là thông số giúp dự đoán trí thông minh chính xác nhất.
Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra di truyền không phải là yếu tố quyết định duy nhất của trí thông minh – chỉ có từ 40 đến 60% trí thông minh được ước tính là do di truyền, để lại một tỷ lệ tương tự trí thông minh hình thành từ môi trường sống.
Trong 40-60% trí thông minh di truyền, người mẹ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Ngay cả môi trường lớn lên của trẻ cũng nằm trong vòng tròn ảnh hưởng của người mẹ.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington đã phát hiện ra quan hệ mẫu tử là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của một số bộ phận của não bộ.
Sau khi dành 7 năm theo dõi và phân tích nhiều cặp mẹ con, họ thấy những đứa trẻ nhận được nhiều tình cảm từ mẹ có xu hướng thông minh hơn và có 10% cơ hội vùng hồi hải mã lớn hơn so với những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm. Hồi hải mã chính là vùng não quyết định đến trí nhớ, khả năng học tập và kiểm soát căng thẳng của chúng ta.
Tình mẫu tử được cho là thứ giúp trẻ cảm thấy an toàn, khuyến khích chúng khám phá thế giới và tự tin giải quyết vấn đề. Ngoài ra, các bà mẹ tận tụy, chu đáo có xu hướng giúp trẻ giải quyết vấn đề tốt hơn, kết quả là con cái họ phát huy được hết tiềm năng của mình.
Tất nhiên, người cha cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng con cái như người mẹ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy những gen quyết định cảm xúc, đem đến cho trẻ khả năng thấu cảm lại đến từ người cha. Mà thực tế, cảm xúc cũng là một chìa khóa cho trí thông minh phát triển. Vậy nên, những người cha đừng lấy đó làm buồn và thất vọng nhé.