Mùa hè rau muống là thực phẩm xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm của các gia đình người Việt.
Không chỉ dễ ăn trong thời tiết nóng nực, rau muống còn rất giàu vitamin A, B, C, niacin, chất đạm, canxi, phốt pho, sắt. Hàm lượng canxi gấp 12 lần cà chua và vitamin B1 gấp 8 lần.
Rau muống rất giàu chất xơ thô, theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, chữa táo bón, đái rắt, thông đại tiểu tiện. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp.
Tóm lại những dưỡng chất có trong rau muống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như vậy. Tuy nhiên, loại rau này cũng có nhiều tác dụng phụ và không phải ai cũng ăn được đâu mọi người ạ.
Những thông tin này mình đã đọc được trên báo, giờ chia sẻ cho những ai quan tâm nha.
Rau muống tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa/Nguồn: Vietnamnet
Dù dễ ăn và tốt cho sức khỏe, nhưng rau muống để lại 4 tác dụng phụ như sau:
Thứ nhất: Rau muống gây sẹo lồi
Khi cơ thể đang bị thương, đặc biệt là sau phẫu thuật chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã phục hồi hoàn toàn.
Lý do vì trong rau muống có chứa những hợp chất kích thích tế bào gây sẹo. Vì vậy nếu cơ thể bị vết thương ở phần mềm mà ăn nhiều rau muống sẽ khiến vết thương để lại sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ.
Thứ 2: Rau muống làm tăng các triệu chứng đau nhức xương khớp
Trong tây y mặc dù không có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của rau muống với những người bị đau nhức xương khớp.
Tuy nhiên theo đông y, rau muống sẽ khiến bệnh về xương khớp phát triển xấu hơn, có thể làm tăng cảm giác đau nhức nếu ăn nhiều.
Thứ 3: Rau muống có thể gây lạnh bụng
Rau muống có tính giải nhiệt cao, lợi tiểu nhưng ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, dễ bị đi ngoài. Đặc biệt, với người thiếu chất, lạnh bụng, đi tiêu kéo dài, ăn nhiều sẽ làm nặng thêm các tình trạng.
Thứ 4: Rau muống còn có thể gây chuột rút
Cụ thể, với những người có cơ địa thiếu chất sẽ bị chuột rút ở bắp chân khi ăn nhiều rau muống. Ngoài ra, những người huyết áp thấp, tay chân dễ bị tê hoặc chuột rút không rõ nguyên nhân thì cũng không nên ăn nhiều.
Thứ 5: Rau muống dễ nhiễm ký sinh trùng
Rau muống có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng do môi trường trồng trọt. Vì vậy, nếu ăn rau muống sống chưa được nấu dễ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan, ký sinh trùng Fasciolopsis buski trong rau.
Ăn rau muống không đúng cách có thể có tác dụng ngược. Ảnh minh họa/Nguồn:Health
5 nhóm người tốt nhất nên tránh xa rau muống, bao gồm:
Người bị bệnh gút và sỏi thận
Rau muống khi ăn vào sẽ khiến cơ thể sẽ sinh ra nhiều axit uric hơn, từ đó khiến người bị bệnh gout cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn.
Ngoài ra, ăn rau muống cũng bổ sung một lượng tương đối canxi oxalat, đây chính là là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Vì vậy, nếu bạn đang bị sỏi thận hoặc các vấn đề về thận thì nên hạn chế ăn rau muống.
Người đang uống thuốc đông y
Thực tế rau muống thực tế cũng là một vị thuốc trong đông y, vì vậy nếu bạn đang điều trị bằng thuốc đông y mà ăn nhiều rau muống thì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc đông y, tốt nhất nên hỏi kỹ bác sĩ có nên ăn rau muống không để không làm mất tác dụng của thuốc.
Người bị viêm khớp
Trong rau muống co thể chứa các chất gay đau nhức khớp hơn. Dù vậy, những người bị loãng xương, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi cao.
Người dễ dị ứng, đi ngoài
Khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Fasciolopsis buski gây khó tiêu, dị ứng, đau bụng và đi ngoài.
Tóm lại rau muống rất thông dụng trên mâm cơm, tốt cho sức khỏe lại dễ ăn, nhưng nó có thể mang lại một cố tác dụng phụ không mong muốn và không phải ai cũng ăn được nhé mọi người.