Vì 200K mỗi nɡày, cô ɡái cɦọn nɡɦề ρɦụ нồ, ɦít cát ɓụi: Ao ước được mặc đẹρ đi làm

Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, ở nhiều công trình đang thi công, không khó bắt gặp bóng dáng của những người phụ nữ đang tất bật trộn vữa, cắt sắt, xúc cát… Công việc hằng ngày của lao động nữ ở công trường là tiếp xúc với khói bụi, xi-măng, sắt đá.

Đến từ Thanh Hoá, chị T. T. N. (23 tuổi) cho biết, chị đã theo nghề phụ hồ được 2 năm. Do làm công việc nặng nhọc, mất sức nên chị N. trông già hơn nhiều so với tuổi. Vừa tất bật trộn vữa cho thợ chính, thỉnh thoảng chị N. lại quay sang nói:

hình ảnh

Nhiều phụ nữ còn trẻ chọn nghề phụ hồ để nuôi sống gia đình (Ảnh: Dân Trí)

“Được đi học là sướng nhất rồi. Tôi mê được đi học lắm nhưng nhà nghèo, bố mẹ không có tiền cho học nên phải ra đời đi làm, rồi lấy chồng sinh con”.  Chị N. tâm sự, ước muốn mỗi ngày của chị là được mặc quần áo đẹp đi làm, được đi đây đi đó nhưng cuộc sống nghèo khổ quá, chị đành chọn công việc này.

Sau khi lấy chồng, chị sinh liền 2 cậu con trai. Chị chọn làm phụ hồ là bởi thời gian không gò bó, con nhỏ nên chúng có ốm đau, chị được nghỉ dài ngày để chăm con. Khi được hỏi là phụ nữ lại tham gia công việc nặng nhọc, phải ăn uống sinh hoạt như thế nào để lấy lại sức?. Chị N. bộc bạch: “Hôm nào mệt quá tôi sẽ xin nghỉ một buổi. Hoặc tôi sẽ uống hộp sữa, chai nước rồi làm tiếp”.

Những khi quá mệt, chị N. nghĩ về 2 đứa con nhỏ để có thêm động lực. “Hai con tôi một đứa gửi cho ông bà nội, một đứa gửi cho ông bà ngoại. Nếu không làm lấy gì nuôi con” – chị N. buồn bã nói. “Đẻ chúng ra, không ở bên lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho chúng. Là mẹ, tôi đã thấy rất tội lỗi rồi. Bây giờ không cố gắng, tôi càng thấy có lỗi hơn”.

hình ảnh

Vất vả và nặng nhọc nhưng các chị quyết bám trụ với nghề (Ảnh: Dân Trí)

Nói về dự định sắp tới, chị N. cho biết, sau này sức khoẻ không còn phù hợp để làm việc nặng nhọc, con lớn hơn, chị sẽ xin vào công ty làm công nhân. Còn bây giờ, thời buổi xin việc khó, chị chưa có ý định tìm công việc khác thay thế. “Ở đây, mỗi ngày cũng kiếm được 200 nghìn đồng, về quê đào đâu ra số tiền đó” – chị N. nói.

Cũng làm công việc phụ hồ như chị N., chị H. T. Ng. (40 tuổi, quê Sơn La) dáng người nhỏ bé nhưng mọi động tác trộn xi-măng, xúc cát lia lên sàng lưới đều rất thuần thục, nhanh nhẹn. Dù đã ở tuổi 40 nhưng chị Ng. vẫn chấp nhận làm công việc mất sức, vì tuổi này khó xin việc ở công ty.

Chị Ng. kể, không chỉ làm những công việc nặng nhọc, liên tục, mà thời gian ăn uống, nghỉ ngơi của chị cũng như người khác không được trọn vẹn. Do trời nắng, hàng ngày, chị Ng. làm việc từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa, sau đó tiếp tục công việc từ 1 rưỡi chiều đến 6 giờ tối.

Buổi trưa chị có vài tiếng nghỉ ngơi, ăn uống. “Làm công việc cần nhiều sức lực nhưng mỗi bữa tôi chỉ ăn một bát cơm. Nhiều khi làm mệt quá, cơm nuốt không trôi mà chỉ húp canh rồi uống nước cho no bụng” – chị Ng. chia sẻ.

hình ảnh

“Tương lai” cho những nữ phụ hồ cũng rất mơ hồ (Ảnh: Dân Trí)

Những tưởng phụ hồ là công việc của nam giới, nhưng vì mưu sinh, trên những công trình xây dựng, ngày ngày vẫn có các bóng hồng chấp nhận xa quê, xa con, vật lộn cùng xi măng, gạch, đá…Nhìn họ, ai cũng phải xót xa vì khái niệm “chân yếu tay mềm” chẳng còn đúng trên những người phụ nữ này nữa.

Lại nói, nữ phụ hồ thường chỉ làm những phần việc mang tính “sai vặt”, hiếm được ai tin tưởng giao nhiệm vụ làm những khâu quan trọng. Thế nên, tương lai của họ vô định khôn cùng, chẳng ai dám mơ có ngày mình sẽ trở thành thợ hay được phát triển nghề nghiệp ở bước cao hơn.

Dẫu biết lao động chân tay thì phải xác định là vất vả trăm bề, nhưng nhìn những giọt mồ hôi, thậm chí là nước mắt đã rơi của những người mẹ trẻ, người vợ trẻ vẫn thấy thương quá đổi. Có những cô gái chỉ mới đôi mươi, ước mơ được diện son phấn, áo quần lụa là như bao người khác, nhưng mộng tưởng ấy quả thật rất xa vời.

Có lẽ, phải lâm vào thế cùng, chẳng còn lựa chọn nào khác, họ mới chọn công việc đi phụ hồ nặng nhọc, chưa kể nắng mưa sẽ phá hủy nhan sắc của tuổi thanh xuân rất nhanh. Và chẳng một ai, muốn bỏ quê cha đất tổ mà đi tha phương cầu thực, bỏ lại gia đình, rời xa con cái.

hình ảnh

Lên phố thị, đối mặt với nhiều nỗi lo toan, những áp lực kinh tế, nhưng họ vẫn chọn công việc thiện lương chứ quyết không sa đà vào những cạm bẫy tệ nạn. Họ là những người phụ nữ chăm chỉ, cần cù và đáng khen. Họ có thể ít học, nghèo khó nhưng sống tốt đẹp và nghĩa tình hơn hơn bao người son phấn, vàng bạc đầy mình nhưng chuyên đi lừa lọc kẻ khác.

Một lần nữa, câu chuyện của những người trẻ từ quê lên phố thể hiện sự đa sắc màu trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay. Chúng ta nhìn vào họ để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ nhưng qua đó cũng tự rút ra được bài học cho mình.

Nhất là với những thanh thiếu niên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, được mẹ cha bảo bọc nhưng không chịu khó học hành. Hôm nay các bạn có thể coi thường “dăm ba trang sách” nhưng tương lai các bạn sẽ phải hối hận cả đời vì thua kém người ta.