Làm hùng hục mãi không giàu nổi: Xem ngay ban thờ thiếu 2 thứ này không?

Các nhà phong thuỷ đã chỉ ra các món đồ thờ không được thiếu trong mỗi gia đình để mọi việc hanh thông.

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hoá của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, nhiều người không nắm rõ được quy tắc bố trí bàn thờ, có một số thứ rất cần thiết nhưng nhiều gia đình lại thiếu khiến cho việc cầu khấn không linh nghiệm. Các nhà phong thuỷ đã chỉ ra các món đồ thờ không được thiếu trong mỗi gia đình để mọi việc hanh thông.

Những đồ thờ cúng không được phép thiếu

Thờ cúng là truyền thống từ bao đời nay của người Việt, nhưng trên bàn thờ tổ tiên nên đặt những thứ gì thì không phải là ai cũng biết. Có 05 thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, trong đó có một đồ thờ rất nhiều gia đình không có.

+ Bát hương:

Trên ban thờ, bát hương được coi là tề tựu tất cả tinh tú linh thiêng, đóng vai trò kết nối ý nguyện giữa con cháu với thế giới tâm linh. Thông thường, đây là thành phần không thể thiếu và hầu hết các gia đình đều có.

+ Đèn dầu (hoặc chân nến):

Đây là vật thường được thắp mỗi khi gia chủ lên hương. Nó cũng là vật dụng giữ lửa trong cuộc sống và kết nối sự ấm áp trong gia đình.

Những đồ thờ cúng không được phép thiếu

Những đồ thờ cúng không được phép thiếu

+ Chén, bát, hay hũ nước:

Nước là một yếu tố rất cần thiết để duy trì sự sống, cũng là tấm lòng thành của các con cháu dâng với thế giới tâm linh. Thế nhưng, đồ thờ này rất nhiều gia đình thường không có nên ảnh hưởng đến việc cầu cúng.

+ Hũ gạo:

Ngoài 3 thứ quan trọng kể trên, còn có hũ gạo và hũ muối cũng cần đặt trên ban thờ tượng trưng cho mong ước gia đình giàu có, may mắn, an khang… Việc an vị một hũ gạo, hũ muối trên ban thờ để thể hiện lòng thành, mong nguyện mỗi gia chủ đang hướng tới thế giới tâm linh huyền diệu và có thể thấu cảm và độ trì cho con cháu.

+ Hũ muối: Hũ muối trên ban thờ làm từ vật liệu gốm, sứ, chế tác hình chum, có phần giữa phình to, phần miệng hũ nhỏ hơn. Nhưng cũng tùy địa phương mà sẽ có sự khác biệt về hình dáng.

Vị trí tốt để đặt hũ gạo, muối, nước

Cách sắp xếp hũ gạo, muối, và nước ở trên bàn thờ rất đơn giản. Gia chủ có thể đặt ba hũ này thẳng hàng, thường sẽ đặt phía trước bát hương và phía sau mâm quả, với vị trí hũ nước ở giữa. Trong ngày thường, mâm quả có thể được thay thế bằng một bộ kỷ ngai với 3 hoặc 5 chén (bộ chén nước), và sau đó sẽ đặt hũ gạo, muối, nước phía sau bộ này.

Tùy thuộc vào kích thước của bàn thờ mỗi gia đình, gia chủ có thể chọn các hũ có kích thước tương ứng phù hợp. Trong trường hợp bàn thờ có diện tích hẹp và không đủ chỗ để đặt cả ba hũ, gia chủ có thể lựa chọn đặt hũ gạo và hũ muối và bỏ qua hũ nước, vì bàn thờ thường cũng có bộ kỷ ngai để giúp chứa nước.

Đối với bàn thờ Phật, gia chủ chỉ cần đặt một hũ nước là đủ. Đối với bàn thờ Thần Tài, có thể đặt cả ba hũ và xếp thành hình tam giác, đặt đằng sau bát hương, nằm giữa Thần Tài và ông Địa.

Các lưu ý khi đặt hũ gạo, muối, nước

Cách sắp xếp hũ gạo, muối, và nước ở trên bàn thờ rất đơn giản.

Cách sắp xếp hũ gạo, muối, và nước ở trên bàn thờ rất đơn giản.

+ Kích thước của hũ cần phải phù hợp với kích thước tổng thể của bàn thờ để tạo ra sự cân bằng.

+ Chọn gạo sạch, mới và không có mối mọt để dâng cúng. Muối cũng cần phải là loại sạch và khô ráo. Nước dâng lên cũng phải là nước sạch.

+ Khoảng 2 tuần một lần, bạn thay thế gạo, muối, nước. Khi thay thế, có thể sử dụng gạo, muối, nước cũ sử dụng và sau đó tiến hành đổ nguyên liệu mới vào hũ.

+ Không cần phải đổ toàn bộ gạo, muối, nước vào trong hũ. Chỉ cần đổ khoảng một nửa hoặc 2/3 rồi sau trộn đều với nguyên liệu mới là đủ.