Lấy chồng xa 8 năm tôi mới được đưa con về về quê giỗ ông ngoại lần đầu.

 Vậy mà vừa bước chân tới nơi mẹ chồng đã gọi điện cho cháu nội: “Ăn cỗ xong thì bắt xe về ngay với bà, việc nhà không có ai làm đâu. Về đấy để ý xem mẹ có cho tiền ai không để về còn kể cho bà nghe”. Tôi lúc này chẳng kiêng nể gì nữa bảo thẳng với bà qua điện thoại: “8 năm mới được về nên con cho cháu ở lại chơi 1 tháng cùng bà ngoại con mới đưa cháu đi. Lần này về con mang cho mẹ con 500 triệu để sửa nhà luôn rồi mẹ ạ”.

Cách đây 8 năm tôi rời nhà bố mẹ đẻ để đi đến nơi có cuộc sống mới, đó là kết hôn và ở lại nhà chồng. Nơi nhà chồng đúng là không hề dễ dàng gì, nếu như ở nhà bố mẹ đẻ tôi được yêu thương chiều chuộng thì nơi nhà chồng ngược lại.

Tôi phải làm đủ thứ việc, quan tâm đến từng thành viên của nhà chồng.

 

Hết mình, tận tâm và quên đi nơi mình đã sinh ra. Mỗi ngày bận việc nhà, việc công ty, không còn thời gian để nghỉ. Cả năm mới về thăm nhà bố mẹ đẻ vài lần, lần nào về cũng nhanh chóng để lên lại nhà chồng.

Nhiều khi tôi căng thẳng, mệt mỏi, muốn đi đâu đó hoặc về nhà mẹ đẻ vài hôm mà không được. Mẹ chồng kiểm soát chặt chuyện ra ngoài của con dâu.

Mỗi lần có việc nào đó muốn ra ngoài, như đi ăn tiệc cưới chẳng hạn, tôi phải xin phép mẹ chồng và phải nấu ăn trước cho cả nhà.

Đi rồi cũng phải về sớm, mẹ chồng phần cho việc nhà lúc tôi vắng mặt, như dọn dẹp, rửa bát. Có lần tôi chỉ đi khoảng 2 tiếng đồng hồ, lúc về mẹ chồng nhăn nhó mắng: “Về sớm thế? Sao không ở lại luôn đấy chờ người ta bao giờ sinh con xong rồi mới về”.

Không hiểu sao mẹ chồng tỏ ra khó chịu mỗi khi tôi về nhà ngoại, cho dù đó là dịp Tết hay giỗ bố. Lần giỗ bố tôi vừa rồi cũng vậy, tôi xin về nhà mấy hôm, dĩ nhiên là mẹ chồng dù không muốn cũng phải cho đi vì tôi không thể vắng mặt.

Mẹ chồng tỏ ra không hài lòng, bà cho rằng về giỗ cũng chỉ một ngày là xong, sao cần đi tận vài hôm.

 

Về quê giỗ bố đẻ, lúc trở về con dâu suy sụp trước câu nói của mẹ chồng-1

Con dâu khổ sở vì mẹ chồng khó tính, hay nghi ngờ. Ảnh minh họa

Vì dịp giỗ bố tôi năm nay rơi vào ngày nghỉ, nên nhân tiện tôi về luôn vài ngày. Anh em, họ hàng có dịp gặp gỡ, cùng nấu ăn… Tôi háo hức lắm, vì có nhiều người họ hàng ở xa cũng về, lâu rồi mới gặp lại nhau. Biết là mẹ chồng không thích, tôi cũng mặc kệ vì việc của tôi là quan trọng, khi về tôi cũng mang con về.

Việc giỗ bố đã xong, tôi và các con trở về nhà chồng. Vừa bước chân vào nhà, đã gặp mẹ chồng đứng chờ sẵn, bà buông lời nhiếc móc: “Sao không ở luôn dưới đó đi, về làm gì? Hay là tiêu hết tiền rồi mới trở về, chứ còn tiền chắc là không về nhà này đâu nhỉ. Cô coi nhà này như cái nhà trọ, thích thì đi thích thì về”.

Câu nói của mẹ chồng khiến tôi tổn thương. Lâu nay mẹ chồng luôn có suy nghĩ cho rằng con dâu mỗi lần về quê ngoại là mang rất nhiều tiền, cho hết người này người kia.

Chính vì thế mẹ chồng luôn muốn kiểm soát chuyện thu nhập, đi đâu của con dâu.

Có lần tôi thấy mẹ chồng dặn cháu nội: “Về quê phải để ý xem mẹ có cho ai tiền không nhé? Nếu thấy phải báo bà nhé”. Chuyện tiền bạc tôi và chồng đều hiểu rõ, minh bạch với nhau.

Tôi rất thoải mái với nhà chồng, còn với nhà ngoại cũng phải có lúc mua quà, cho tiền, điều này là hoàn toàn bình thường.

Tôi cũng đi làm, có tiền lương, tiền thưởng nên đôi khi cũng phải có quyền sử dụng. Việc cho tiền, biếu quà mẹ đẻ, anh em họ hàng dù một chút thôi đó cũng là việc nên làm.

Tôi chưa báo hiếu được mẹ, mỗi lần về có biếu bà chút tiền để tiêu vặt, chứ không phải là có bao nhiêu tiền là gửi về hết. Mỗi lần về quê, mang đi bao tiền tôi đều trao đổi với chồng và anh ấy hoàn toàn nhất trí.

Mỗi lần về quê và trở lên nhà chồng, tôi đến khổ vì bị mẹ chồng buông những lời nhiếc móc, nghi ngờ. Nhiều lúc ra ngoài thấy thoải mái, nghĩ đến cảnh về nhà là ấm ức, khó chịu với mẹ chồng là tôi không muốn về.