Mặc dù mẹ đẻ và con gái vẫn thường gần gũi hơn mẹ chồng và con dâu nhưng sự chênh lệch thế hệ và khác biệt trong quan điểm khiến những mâu thuẫn khi bà chăm cháu là không thể tránh khỏi.
“Cháu bà nội, tội bà ngoại” là một câu nói khá phổ biến, hàm ý dù đã lấy chồng, sinh con, các chị em vẫn thường nhờ cậy mẹ đẻ chăm sóc con cái. So với mẹ chồng- nàng dâu, mẹ và con gái vẫn thường gần gũi hơn rất nhiều. Bởi vậy, các chị em luôn cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn khi cậy nhờ nhà ngoại chăm cháu.
Thế nhưng, sự chênh lệch thế hệ, khác biệt trong suy nghĩ, quan điểm chăm sóc, nuôi dạy trẻ là không thể tránh khỏi. Điều này đã gây ra nhiều mâu thuẫn khi bà chăm cháu.
Chịu khó đưa cháu ra ngoài chơi
Từng quen với môi trường thoáng đãng, trong lành, khi phải sống trong chung cư với bốn bức tường chật chội, các bà thường cảm thấy bí bách, muốn đưa cháu ra ngoài hít thở không khí.
Tuy nhiên, những bố mẹ trẻ như N. thường xuyên cập nhật tin tức về ô nhiễm không khí, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến họ lo lắng cho sức khỏe của con dẫn đến phản ứng có phần gay gắt khi bà đưa cháu ra ngoài chơi.
Cho cháu đi “ăn rong”
Lo bà “chiều hư” cháu là câu chuyện chung của nhiều gia đình trẻ khi nhờ bà chăm cháu
Khác với bố mẹ trẻ có quan điểm nghiêm khắc, ông bà thường có tâm lý “xót cháu”, lo lắng khi cháu ăn ít. Bà thường tìm đủ mọi cách để cháu ăn nhiều hơn mà phổ biến là “ăn rong”, vừa đưa đi chơi vừa dỗ cháu ăn.
Thế nhưng, với lịch trình bận rộn công việc và ảnh hưởng từ cách nuôi dạy con kỷ luật theo văn hóa Nhật Bản hoặc phương Tây, nhiều gia đình không ủng hộ cách làm này, cho rằng bà “chiều hư” cháu.
Dỗ cháu bằng kẹo và xem điện thoại
Do quý cháu và mong cháu chơi ngoan, không ảnh hưởng tới người lớn, bà đôi khi sẽ nhờ đến những “biện pháp hỗ trợ” như kẹo ngọt hay điện thoại. Trong khi đó, với sự am hiểu kiến thức và cập nhật thường xuyên các tin tức về ảnh hưởng của việc xem điện thoại quá nhiều tới sự phát triển của trẻ, N. – đại diện của các cặp bố mẹ trẻ, cực kỳ phản đối cách làm này.
N. phản đối khi thấy mẹ dỗ cháu bằng điện thoại và kẹo
Không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa mẹ đẻ và con gái xoay quanh tình huống bà chăm cháu, phim ngắn “Giật mình để yêu thương” mới xuất hiện trên mạng xã hội còn đem đến một bài học về tình cảm yêu thương trong gia đình. Câu chuyện của N. cũng là câu chuyện của rất nhiều bà mẹ trẻ khác trong cuộc sống ngày nay.
Do khác biệt về nhận thức và nhất là môi trường sống, mâu thuẫn giữa cách dạy dỗ, chăm sóc trẻ giữa hai thế hệ là khó tránh khỏi. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, mọi nỗ lực của bà đều bắt nguồn từ tình yêu thương, mà sâu xa nhất, là tình yêu của mẹ dành cho con, lo con gái vất vả khi chăm con, … Ấy vậy mà vì những nóng giận nhất thời, N. đã không thể nhìn thấy những cố gắng và bao dung của mẹ cho mình, không ít lần làm mẹ tổn thương.
Khi biến cố xảy ra, N. mới nhận ra mình đã ích kỷ, vô tâm với mẹ
Chỉ đến khi biến cố xảy ra với mẹ, nhìn thấy hộp bánh Trung Thu quen thuộc mà mẹ vẫn cố công chọn lựa cho mình dù vừa lớn tiếng xúc phạm, đuổi mẹ ra khỏi nhà, N. mới nhận ra tình cảm yêu thương của mẹ dành cho mình lớn đến nhường nào, mình đã ích kỷ ra sao.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ”, dù có bao nhiêu tuổi, có trưởng thành như nào thì sự quan tâm, chăm sóc mẹ dành cho con vẫn luôn như vậy. Cũng giống như hương vị bánh Trung Thu Bảo Ngọc, suốt 30 năm vẫn luôn giữ vững chất tinh tế, hài hòa đặc trưng của “ẩm thực người Hà Nội” dù cho có trải qua nhiều thay đổi, cải tiến quy trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Đã đến lúc chúng ta “giật mình” để trân trọng hơn tình cảm yêu thương gia đình
Mùa trăng này, cùng với bộ sản phẩm đặc biệt Vy Nguyệt, Bảo Ngọc muốn gửi gắm những lời nhắn nhủ đầy tinh tế đủ để chúng ta biết “giật mình”, trân trọng hơn tình cảm yêu thương gia đình. Các sản phẩm Vy Nguyệt Bình An, Vy Nguyệt Hạnh Phúc, Vy Nguyệt Phú Quý chính là món quà đầy thành ý với những lời chúc ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân, đối tác dịp Tết Trung Thu năm nay.