Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí

Câu tục ngữ “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” tạm dịch là phúc không đến liên tiếp, nhưng hoạ lại thường tiếp nhau mà đến xuất phát từ một điển cố của học vấn gia Lưu Hướng thời nhà Hán như sau

Lưu Hướng xuất thân từ một gia đình hoàng thân quốc thích, dòng dõi tôn thất nhà Hán, huyền tổ của ông là Sở Nguyên Vương Lưu Giao, em trai của Hán Cao Tổ. Tương truyền, Lưu Hướng là người bình dị, dễ gần, không ham công danh nơi thế tục. “Phúc bất trùng lai” được Lưu Hướng diễn tả quan một câu chuyện có thật về Hàn Chiêu Hầu như sau:

Hàn Chiêu Hầu là quân vương thứ sáu của nước Hàn (chư hầu nhà Chu) trong thời Chiến Quốc. Khi còn tại vị, ông phong cho Thân Bất Hại làm tướng quốc, tiến hành cải cách nội bộ cai trị lại đất nước và ngoại giao, không chủ động gây chiến bừa bãi, hành theo đạo, khôi phục nghệ thuật. Vào thời đó, Hàn đã trở thành một nước hùng mạnh trong bảy quốc gia chiến quốc.

Khi thừa tướng Thân Bất Hại qua đời Hàn Chiêu Hầu đã lệnh cho người xây dựng một chiếc cổng cao lớn. Khi đó quan đại phu nước Sở là Khuất Nghi Cữu đã dự đoán với Hàn Chiêu Hầu rằng ông ta sẽ không thể qua khỏi chiếc cổng này. Khuất Nghi Cữu giải đáp rằng: “Thời điểm này chưa thích hợp để xây công. Khi hợp thời cơ làm việc sẽ thuận lời, còn nếu không sẽ gặp được rất nhiều khó khăn. Trước đây khi đất nước đang hưng thịnh thì ngài không cho xây cánh cổng đó.

Năm ngoái, nhà Tần mang quân sang tiến công nước Hàn, năm nay lại phải gánh chịu hạn hán nặng, lúc này lương thực quốc khố đều đang thiếu hụt ngài lại không thương xót cho dân chúng phải chịu khổ mà lại lãng phí như vậy. Nếu không biết điểm dừng sẽ chịu phải tai ương”, câu nói “Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai” chính là nói về hành vi như vậy. Quả nhiên lời tiên đoán đã ứng nghiệm, năm sau khi công trình được hoàn thành, Hàn Chiêu Hầu cũng tạ thế.

Lưu Hướng còn dùng câu “Phúc bất trùng chí, họa tất trùng lai” để khuyên bảo người sau phải biết cẩn thận với từng lời nói hành vi của mình, tránh chiêu mời tai hoạ đến. Người xưa rất coi trọng việc Thiên nhân hợp nhất, thuận theo tự nhiên, từ đó khiến con người biết tiết chế lòng tham và dụng vọng, sống thuận theo lẽ trời mà hưởng phúc. Con người vì làm điều ác mà tạo nghiệp, khi đức dùng hết mà nghiệp chưa trả xong thì khổ nạn, tại họa cứ liên tiếp mà đến. Để tránh khỏi nó, con người cần đi theo chính đạo, tránh xa cái ác, như vậy ắt sẽ có được tương lai.

Minh Hoàng biên dịch Theo epochtimes

Xem thêm: Cổ nhân dặn: “Khá giả xem mũi, phát tài xem mắt”

Trong nhân tướng học, mắt và mũi là cặp bài trùng thể hiện vận mệnh của con người. Vậy nên mới có câu “khá giả xem mũi, phát tài xem mắt”.

Xã hội phong kiến cho rằng, quỷ thần và con người là cùng tồn tại. Hoàng đế là người được phái xuống nhân gian để cai trị một vùng đất nào đó.

Tương tự vậy, nhân tướng học cũng được xem là bộ môn mà người xưa vô cùng tin tưởng. Người xưa cho rằng, tướng mạo phản ánh nhiều điều, trong đó có tính cách và vận mệnh tương lai. Đây là bộ môn được lưu truyền ngàn năm. Trong số đó có câu nhận định về tướng mũi – mắt: “Khá giả xem mũi, phát tài xem mắt”.

Trên gương mặt mỗi người, mũi là trung tâm của các đường nét, là chuẩn đầu và cũng là vị trí tọa lạc của cung tài bạch. Trong nhân tướng học, người ta tin rằng, có đầu mũi tròn đầy đặn, cao thẳng sẽ có thể tích lũy tài lộc, là người trung thực, năng nổ, có tham vọng. Người này nhất định sẽ tạo nên nghiệp lớn.

Người như vậy sẽ có tính hướng ngoại, vui vẻ, có nhiều bạn bè, do đó, dù có gặp khó khăn cũng sẽ có quý nhân phù trợ.

co-nhan-dan-kha-gia-xem-mui-phat-tai-xem-mat

Người có đầu mũi đầy đặn thường gặp nhiều may mắn, dù làm kinh doanh, khởi nghiệp hay đi làm công thì cũng đều được lãnh đạo đánh giá cao. Tính tình ngay thẳng, liêm khiết nên dễ tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với đối tác làm ăn. Vì những lý do kể trên nên người xưa cho rằng mũi có liên quan rất lớn đến sự giàu có.

Tuy nhiên, trong nhân tướng học từ trước đến nay không thể chỉ dựa vào 1 bộ phận đơn độc là có thể đưa ra dự đoán chính xác, đôi mắt cũng có vai trò quan trọng không kém. Đôi mắt được mệnh danh là “cửa sổ tâm hồn”, có thể nói đôi mắt “biết nói” nhiều hơn cả cái miệng, đôi khi cái miệng có thể nói dối nhưng đôi mắt thì không.

Người xưa cho rằng người có đôi mắt hoa đào sẽ gặp nhiều may mắn hơn, quanh khóe mắt có chút ửng hồng, mang nét rạng rỡ, thường sẽ thu hút thần hồn của mọi người. Trong mắt người xưa nếu con gái có đôi mắt hoa đào thì dễ làm những việc trái luân thường đạo lý, nên đôi mắt cũng phần nào liên quan đến tính cách.

Trong nhân tướng học, mũi và mắt là cặp bài trùng để xem vận mệnh, trong sách nhân tướng có câu “hồng vân chạy qua mắt (đường tơ máu chạy xuyên qua tròng đen), chủ đại hung”. Nếu một người có đặc điểm này, thì tính tình hay cáu gắt, bốc đồng, trong cuộc sống chắc chắn sẽ gặp nhiều tai nạn ngoài ý muốn.

Còn đôi mắt điềm tĩnh và cương nghị, nếu lại phối với một chiếc mũi cao và thẳng, thì tính cách của người này khá cứng rắn, không bao giờ lùi bước trước khó khăn, có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực kinh doanh, trong đối nhân xử thế cũng thấu hiểu và độ lượng.

Ngược lại, nếu ánh mắt nhấp nháy liên tục, không dám nhìn thẳng vào người khác, thì tính tình rụt rè, nhát gan, tâm lý không vững vàng, dễ bị ngoại cảnh tác động, bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn.

Ngày nay, ngành công nghiệp thẩm mỹ phát triển, dẫn đến người ta không còn có thể dựa vào tướng mạo để đánh giá một người nữa, mà phải tiếp xúc với nhau lâu ngày mới có thể thấy được tính cách. Tương tự thế, tài sản cũng phải chăm chỉ tích lũy ngày qua ngày mới có được, nếu cứ suốt ngày mơ mộng, chờ miếng bánh từ trên trời rơi xuống, thì dù sống mũi có cao, mắt có cương nghị cũng không thể nào giàu nổi. Suy cho cùng, tự thân cầu tiến mới là quan trọng nhất.