Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy, nhiều người hiểu sai nên đã mua bảo hiểm xe máy vẫn bị CSGT xử phạt?

Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy

Bảo hiểm xe máy là loại giấy tờ chủ xe mua do các công ty dịch vụ bảo hiểm cung cấp nhằm đảm bảo trách nhiệm của chủ xe trong trường hợp gặp các sự cố khi tham gia giao thông. Hiện có 2 loại bảo hiểm xe máy là:

-Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc dân sự là loại bảo hiểm chủ xe phải mua để đảm bảo khi gây ra tai nạn thì người bị tai nạn có thể nhận được khoản bồi thường, khắc phục sự cố.

– Bảo hiểm tự nguyện là loại bảo hiểm mà người chủ xe mua để bảo đảm quyền lợi của mình khi không may bị mất, bị hư hỏng xe…

Thông thường loại bảo hiểm xe máy bắt buộc được bán ngoài thị trường với giá khoảng 60-65.000 đồng còn loại bảo hiểm tự nguyện giá tầm 10- 20.000 đồng

Như vậy hai loại bảo hiểm này khác nhau ở mục đích đối tượng được bảo hiểm và trị giá mua bảo hiểm.

Bảo hiểm xe máy có loại bắt buộc loại tự nguyện

Bảo hiểm xe máy có loại bắt buộc loại tự nguyện

Luật pháp quy định thế nào về bảo hiểm xe máy

Hiện nay Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA (được sửa đổi bởi Thông tư 28/2024/TT-BCA) quy định khi lưu thông trên đường thì người điều khiển xe máy phải mang theo các giấy tờ sau:

– Giấy phép lái xe

– Giấy đăng ký xe

– Bảo hiểm xe máy bắt buộc

– Giấy tờ tùy thân như CMND hoặc CCCD…

Kể từ ngày 1/1/2025 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/ QH15 có hiệu lực thay thế cho luật hiện hành nhưng quy định về giấy tờ bảo hiểm bắt buộc của chủ xe máy vẫn là giấy tờ bắt buộc. Cụ thể khoản 1 Điều 56 của Luật này quy định:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Người mua không chú ý mua sang bảo hiểm tự nguyện thì tham gia giao thông sẽ vẫn bị xử phạt lỗi

Người mua không chú ý mua sang bảo hiểm tự nguyện thì tham gia giao thông sẽ vẫn bị xử phạt lỗi

Chính vì thế người tham gia giao thông bắt buộc phải mua loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Còn loại bảo hiểm tự nguyện có hoặc không có cũng không bị CSGT xử phạt. Thế nên mới có trường hợp người tham gia giao thông không chú ý khi đi mua bảo hiểm. Nhiều người bán bảo hiểm xe máy tràn lan ngoài vỉa hè treo giá chỉ 10.000 đồng. Thường loại rẻ như này chỉ là bảo hiểm tự nguyện nên người mua xong không chú y dẫn tới việc không thực hiện đúng quy định pháp luật.

Theo quy định có bảo hiểm bắt buộc mà không có bảo hiểm tự nguyện sẽ không bị xử phạt lỗi không có bảo hiểm, ngược lại có bảo hiểm tự nguyện mà không có bảo hiểm bắt buộc sẽ bị xử phạt. Bởi thế người dân cần chú ý khi mua bảo hiểm xe máy. Hầu hết đến nay người dân vẫn mua bảo hiểm xe máy để đối phó CSGT không phải mua vì mục tiêu bảo hiểm thế nên khi mua thường không chú ý.

Không có bảo hiểm xe máy bắt buộc sẽ bị CSGT xử phạt thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực”

Như vậy mức xử phạt sẽ ở khung 100-200.000 đồng và không có hình phạt bổ sung.